Wilfred Burchett (1911 – 1983), nhà báo Australia nổi tiếng thế giới từ những thập niên 1940 và 1950. Sự nghề nghiệp của nhà gắn bó với nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến và một thời kỳ ngắn ngủi hòa bình. Ông viết nhiều về Việt Nam,thường được báo chí phương Tây sử dụng, trích dẫn trong những thông tin về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam – bởi ông nắm nhiều thông tin đáng tin cậy từ phía Việt Nam, mà những phóng viên nước ngoài có thời rất đông ở Sài Gòn không thể nào có được. Có lẽ ông là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm nhất viết về chủ đề Việt Nam (Phía Bắc vĩ tuyến 17, Ngược dòng sông Mékong, Cuộc chiến tranh lén lút của Mỹ, Việt Nam – cuộc kháng chiến thứ hai, Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam). Cứ sau một chuyến đi dài là ông có một loạt bài, vài bộ phim và một cuốn sách về nước Việt Nam.
Burchett cũng là nhà báo nói tiếng Anh đầu tiên chứng kiến và tường thuật hậu quả tang thương của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Trong tờ Daily Express của Anh ra ngày 6/9/1945, ông đã mô tả chi tiết sự khủng khiếp tại “bãi thử hạt nhân sống” với một động cơ rất đỗi đơn giản: “Tôi viết những dòng này để cảnh báo thế giới”.
Mặc dù có mặt ở hầu hết các điểm nóng bỏng nhất thế kỷ 20: chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chiến tranh Trung – Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, chiến tranh Triều Tiên, cách mạng Cuba, đấu tranh giành độc lập ở châu Phi… song trước sau ông khẳng định: “Việt Nam là chủ đề lớn nhất của đời tôi”. Chúng ta có thể thêm: “Ông là con người nghĩa tình trọn vẹn với một nước không phải Tổ quốc mình”. Ông bị chính quyền Australia coi là điệp viên KGB và kẻ thù số một của Australia.
Hồi ký của Wilfred Burchett, mà chúng ta được đọc sau khi ông qua đời, dành nhiều trang ấm nồng về đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhờ cuốn hồi ký này, chúng ta có thêm nhiều tư liệu quý về cuộc đời sôi động của một người làm báo phụng thờ chính nghĩa, luôn đứng về phía những người bị áp bức và những dân tộc quật khởi, một con người trung hậu, chân thành, luôn tôn trọng sự thật khách quan, vì chính nghĩa mà dám nói, dám viết sự thật, cho dù những điều ông nói và viết ra không làm vừa lòng những kẻ đang có thế lực nhất hành tinh.
Burchett cũng là nhà báo nói tiếng Anh đầu tiên chứng kiến và tường thuật hậu quả tang thương của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Trong tờ Daily Express của Anh ra ngày 6/9/1945, ông đã mô tả chi tiết sự khủng khiếp tại “bãi thử hạt nhân sống” với một động cơ rất đỗi đơn giản: “Tôi viết những dòng này để cảnh báo thế giới”.
Mặc dù có mặt ở hầu hết các điểm nóng bỏng nhất thế kỷ 20: chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chiến tranh Trung – Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, chiến tranh Triều Tiên, cách mạng Cuba, đấu tranh giành độc lập ở châu Phi… song trước sau ông khẳng định: “Việt Nam là chủ đề lớn nhất của đời tôi”. Chúng ta có thể thêm: “Ông là con người nghĩa tình trọn vẹn với một nước không phải Tổ quốc mình”. Ông bị chính quyền Australia coi là điệp viên KGB và kẻ thù số một của Australia.
Hồi ký của Wilfred Burchett, mà chúng ta được đọc sau khi ông qua đời, dành nhiều trang ấm nồng về đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhờ cuốn hồi ký này, chúng ta có thêm nhiều tư liệu quý về cuộc đời sôi động của một người làm báo phụng thờ chính nghĩa, luôn đứng về phía những người bị áp bức và những dân tộc quật khởi, một con người trung hậu, chân thành, luôn tôn trọng sự thật khách quan, vì chính nghĩa mà dám nói, dám viết sự thật, cho dù những điều ông nói và viết ra không làm vừa lòng những kẻ đang có thế lực nhất hành tinh.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/4193/hoi-ky-wilfred-burchett-wilfred-burchett-256-trang#ixzz1qIssj1k8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét