Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam và thế giới trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải của riêng Người mà là hệ tư tưởng cách mạng của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam, của thời đại, khi mà các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội theo sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trải qua một quá trình lâu dài với nhiều giai đoạn khác nhau, và dù "Thế giới còn đổi thay, nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi"( ). Bởi vì, cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sử, mà còn có ý nghĩa thời đại. Nó tổng kết những vấn đề lịch sử, rút ra quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người, chỉ rõ phương hướng soi sáng cho nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới con đường đấu tranh đi đến thắng lợi theo mục tiêu đã xác định. "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam..."( ), đã trở thành một chuyên ngành khoa học, một môn học về kiến thức đại cương bắt buộc ở các trường Đại học và Cao đẳng. Việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư cách là những khoa học, là một yêu cầu trong việc hình thành con người xã hội chủ nghĩa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhân dân và Nhà nước giao phó. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động"( ). Theo mục tiêu đào tạo của các trường Đại học và Cao đẳng, việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là điều cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục bộ môn (đặc biệt các môn khoa học xã hội và nhân văn). Sinh viên sẽ nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cơ sở phương pháp luận cho việc học tập chuyên ngành khoa học, để vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, công tác sau khi tốt nghiệp.
Cũng như ở các môn học khác, việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư cách là một khoa học, một môn học ở trường Đại học và Cao đẳng, đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học. Không có phương pháp học tập và nghiên cứu đúng sẽ không đạt yêu cầu, chất lượng của việc giáo dục, đào tạo. Hơn nữa, ở Đại học, sinh viên phải phát huy cao nhất phương pháp tự học, trau dồi phương pháp nghiên cứu khoa học. Bởi vì, "Trường Đại học, Cao đẳng là trường cao cấp dạy người ta tự học", như một nhà giáo dục Ba Lan đã khẳng định. Không thể chấp nhận việc sinh viên Cao đẳng và Đại học vẫn còn học tập theo kiểu cũ - học thuộc lòng, biết mà không hiểu kiến thức, lí luận không gắn với thực tế... Cách học kinh viện, công thức, xa rời thực tế như vậy càng xa lạ và ngược lại với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở phương pháp luận của học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
"Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh" của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn và xuất bản, được dùng làm giáo trình cơ bản cho việc dạy học ở các trường Đại học và Cao đẳng, ngoài hệ thống đào tạo cử nhân chính trị thuộc các Học viện, Trường Đảng, các khoa Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng).
"Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh" của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn và xuất bản, được dùng làm giáo trình cơ bản cho việc dạy học ở các trường Đại học và Cao đẳng, ngoài hệ thống đào tạo cử nhân chính trị thuộc các Học viện, Trường Đảng, các khoa Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng).
Do tính chất đa dạng của các trường Đại học và Cao đẳng, với nhiều ngành, nghề, khoa học - kĩ thuật khác nhau, nên việc sử dụng giáo trình của Bộ GD và ĐT cần có sự điều chỉnh nhất định để việc dạy học bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với nội dung, mục tiêu đào tạo của mỗi trường. Trong công tác giáo dục, đào tạo, ngoài chuyên ngành khoa học cơ bản còn có phương pháp dạy bộ môn (PPDHBM) tương ứng với nội dung khoa học cơ bản. Đây không chỉ là việc truyền thụ kinh nghiệm, hướng dẫn việc dạy, học một cách công thức, thực dụng mà PPDHBM là một chuyên ngành thuộc khoa học giáo dục, gắn với khoa học cơ bản tương ứng với chuyên ngành ấy. Phương pháp dạy học bộ môn tìm hiểu, nghiên cứu, xác lập các nguyên tắc giảng dạy, học tập bộ môn, trên cơ sở các quy luật của hoạt động giáo dục, đào tạo của thầy và trò. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phương pháp dạy học bộ môn là hướng dẫn việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét