Sư đoàn 3 Sao Vàng là sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân khu V, ra đời ngày 2-9-1965 trên mảnh đất truyền thống Tây Sơn, Bình Định. Trong chiến dịch mùa Xuân 1975 lịch sử sư đoàn 3 Sao vàng là một trong những đơn vị nhận nhiệm vụ giải phóng Vũng Tàu.
Theo lệnh của Bộ, Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 3 Sao Vàng tăng cường 1 đại đội xe tăng (5 chiếc), 1 đại đội pháo binh 130 ly (4 khẩu), 1 đại đội pháo phòng không 100 ly (4 khẩu), trong đội hình cánh quân phía Đông đánh vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhiệm vụ của đoàn 3, Sao Vàng là tiến công bên cánh trái đội hình quân đoàn, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, tiêu diệt địch và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu, góp phần giải phóng miền Nam.
Ngày 23-4-1975 đơn vị đầu tiên của Sư đoàn Sao Vàng đã rời Phan Rang vào tập kết tại rừng cao su Cẩm Mỹ. Buổi chiều cùng ngày, Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bà Rịa Long Khánh họp với chỉ huy Sư đoàn Sao Vàng thảo luận kế hoạch phối hợp giải phóng tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu, tạo thế bao vây cô lập Sài Gòn, chặn đường rút chạy ra biển của địch. Phương án giải phóng Bà Rịa và Vũng Tàu gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Giải phóng thi xã Bà Rịa và toàn tỉnh Phước Tuy, chiếm cầu Cỏ May. Giai đoạn II, giải phóng Vũng Tàu.
Nhờ du kích huyện Xuyên Mộc dẫn đường ngày 24-4-1975 Sư đoàn đã cơ động tập kết đầy đủ, bí mật, an toàn ở phía nam huyện Xuyên Mộc. Lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Xuyên Mộc phấn khởi, tận tình giúp đỡ bộ đội tổ chức cảnh giới địch, tham gia xây dựng trận địa, hầm hố cho các trạm quân y, tiếp tế thực phẩm… du kích dẫn cán bộ đi trinh sát địch. 16 giờ ngày 26-4-1975 sư đoàn đã triển khai xong đội hình chuẩn, sẵn sàng chờ lệnh. Trung đoàn 12 được giao nhiệm vụ cùng lực lượng địa phương tiến công quận Đức Thạnh (huyện Châu Đức) rồi phát triển xuống Đất Đỏ, Long Điền. Trung đoàn 141 được tăng cường Đại đội xe tăng 4 và Tiểu đoàn bộ binh 5 cắt rừng đánh thẳng vào thị xã Bà Rịa, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, sau đó một mũi phát triển dọc lộ 15 đánh chiếm cầu Cỏ May giữ bàn đạp cho tiểu đàon 2 đánh chiếm Vũng Tàu giai đoạn II.
Theo lệnh của Bộ, Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 3 Sao Vàng tăng cường 1 đại đội xe tăng (5 chiếc), 1 đại đội pháo binh 130 ly (4 khẩu), 1 đại đội pháo phòng không 100 ly (4 khẩu), trong đội hình cánh quân phía Đông đánh vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhiệm vụ của đoàn 3, Sao Vàng là tiến công bên cánh trái đội hình quân đoàn, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, tiêu diệt địch và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu, góp phần giải phóng miền Nam.
Ngày 23-4-1975 đơn vị đầu tiên của Sư đoàn Sao Vàng đã rời Phan Rang vào tập kết tại rừng cao su Cẩm Mỹ. Buổi chiều cùng ngày, Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bà Rịa Long Khánh họp với chỉ huy Sư đoàn Sao Vàng thảo luận kế hoạch phối hợp giải phóng tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu, tạo thế bao vây cô lập Sài Gòn, chặn đường rút chạy ra biển của địch. Phương án giải phóng Bà Rịa và Vũng Tàu gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Giải phóng thi xã Bà Rịa và toàn tỉnh Phước Tuy, chiếm cầu Cỏ May. Giai đoạn II, giải phóng Vũng Tàu.
Nhờ du kích huyện Xuyên Mộc dẫn đường ngày 24-4-1975 Sư đoàn đã cơ động tập kết đầy đủ, bí mật, an toàn ở phía nam huyện Xuyên Mộc. Lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Xuyên Mộc phấn khởi, tận tình giúp đỡ bộ đội tổ chức cảnh giới địch, tham gia xây dựng trận địa, hầm hố cho các trạm quân y, tiếp tế thực phẩm… du kích dẫn cán bộ đi trinh sát địch. 16 giờ ngày 26-4-1975 sư đoàn đã triển khai xong đội hình chuẩn, sẵn sàng chờ lệnh. Trung đoàn 12 được giao nhiệm vụ cùng lực lượng địa phương tiến công quận Đức Thạnh (huyện Châu Đức) rồi phát triển xuống Đất Đỏ, Long Điền. Trung đoàn 141 được tăng cường Đại đội xe tăng 4 và Tiểu đoàn bộ binh 5 cắt rừng đánh thẳng vào thị xã Bà Rịa, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, sau đó một mũi phát triển dọc lộ 15 đánh chiếm cầu Cỏ May giữ bàn đạp cho tiểu đàon 2 đánh chiếm Vũng Tàu giai đoạn II.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/597/lich-su-su-doan-3-sao-vang-nhieu-tac-gia-500-trang#ixzz1qHUKNHZ4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét