Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

[Audio Book] Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc | Đọc: Trái Táo (PRC MP3)

zxcCuốn Cổ học tinh hoa (in lần đầu năm 1925), là một trích tuyền những mẩu chuyện có ý vị triết học trong các bách gia chư tử Trung Hoa xưa. Cho đến ngày nay, cái di sản văn hóa thuộc về toàn nhân loại ấy vẫn không ngừng hấp dẫn chúng ta và có ích cho chúng ta về nhiều mặt. Lần tái bản này in theo bản in tái bản năm 1988 của Nhà xuất bản TP.HCM hầu như giữ nguyên bản in đầu tiên, trừ một số chú thích và lời bàn xét ra không còn ý nghĩa gì. Nội dung sách cũng in thêm vài bài viết của nhà nghiên cứu văn học Mai Quốc Liên mong giúp các bạn hiểu thêm nội dung triết học của cuốn sách.
Tác giả biên dịch quyển sách này là quyển đầu, có ý bảo tồn tinh hoa của cổ học và mong các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn gốc từ bao nhiêu nghìn năm về trước, rõ các điển tích thường dẫn trong văn chương nước nhà thêm được ít tài liệu có khi làm văn phải dùng đến, rộng được ít trí thức tùy thuộc về Cổ học mà thật khác nào “như thóc gạo, như vải lụa”, thường cần đến hằng ngày. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp các bạn đọc được một phần trong muôn phần ấy. Tên tuổi Nguyễn Văn Ngọc (1890- 1942) gắn liền với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là nhà giáo, nhà sưu tầm văn học dân gian, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hoá xuất sắc. Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hoá, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách.
Tác giả Trần Lê Nhân am tường triết học phương Đông và nghiên cứu cả triết học phương Tây. Ông đã góp phần đào tạo một lớp người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, hầu hết họ đều có nhân cách, có học thức và thành đạt. Cuốn Cổ học tinh hoa do hai ông biên soạn đã thâu lượm, giới thiệu với bạn đọc những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện, các tác giả đã đem đến cho người đọc cách nhìn nhận cuộc sống, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nới từng lúc. Có thể nói, đó là cuốn sách "dạy làm người", là cái "túi khôn" rất cần thiết không chỉ cho xã hội lúc bấy giờ mà cho cả hôm nay và mãi về sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét