Môn học “Côn trùng nông nghiệp” là một môn học bắt buộc của các chuyên ngành giảng dậy về Trồng Trọt, Nông Học, Bảo Vệ Thực Vật của các trường Đại Học Nông Nghiệp và một số ngành sinh học khác. Môn học gồm có hai phần chính: phần A là “Côn trùng đại cương” và phần B là “Côn trùng chuyên khoa”. Giáo trình “Côn trùng Đại Cương” được xây dựng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho sinh viên, trước khi sinh viên chuyển sang nghiên cứu phần “Côn trùng chuyên khoa”. Nội dung của giáo trình “Côn trùng đại cương” bao gồm những kiến thức có liên quan đến các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh học, sinh thái và phân loại côn trùng cũng như vai trò, tác động của côn trùng trong nông nghiệp nói riêng và đời sống con người nói chung.
Để đáp ứng những nội dung nêu trên, ngoài phần mô tả khá chi tiết về các đặc điểm hình thái cơ bản của côn trùng, giáo trình còn tập trung trình bày về các đặc điểm có liên quan đến hoạt động sinh sống, phát sinh, phát triển cũng như các nguyên nhân gây bộc phát của côn trùng, đặc biệt là của các các loại côn trùng gây hại hoặc có lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
Để giúp cho sinh viên nghiên cứu phần “Côn trùng chuyên khoa” có hiệu quả, phần côn trùng đại cương cũng trình bày về các cách gây hại cũng như khả năng gây hại trên cây trồng của côn trùng và tác động của các yếu tố môi trường (sinh học và không sinh học) đến sự phát sinh và phát triển của côn trùng. Các đặc điểm về dòng sinh lý, tính kháng thuốc, pheromone, sự cân bằng sinh học cũng như ngưỡng gây hại cũng được đề cập trong chương nghiên cứu về sinh vật học côn trùng.
Song song với các nội dung vừa nêu trên, để giúp cho sinh viên có thể phân biệt được các đối tượng côn trùng (có hại hoặc có lợi cho nông nghiệp) nhằm có hướng phòng trị hoặc bảo vệ thích hợp, phần “Phân loại côn trùng” có trình bầy một khoá phân bộ (thành trùng và ấu trùng) khá chi tiết có thể giúp người nghiên cứu định danh được những Bộ (nhóm) côn trùng hiện diện phổ biến trong điều kiện tự nhiên. Ngoài ra trong chương “Phân loại côn trùng”, các bộ (Order) côn trùng quan trọng trong nông nghiệp như Orthopthera, Coleoptera, Lepidoptera, Hymenoptera, Lepidoptera, Diptera, Thysanoptera, Homoptera và Hemiptera cũng được trình bầy về các đặc điểm hình thái sinh học, sinh thái, cách sinh sống và gây hại. Trong từng bộ, các họ (family) phổ biến và quan trọng trên đồng ruộng cũng được mô tả khá chi tiết, giúp cho sinh viên có thể phân biệt được các họ khác nhau trong cùng một bộ, từ đó có thể phân biệt được dễ dàng không những giữa các nhóm gây hại với nhau mà cả các nhóm côn trùng có lợi. Để cho sinh viên dễ dàng nghiên cứu giáo trình “Côn trùng đại cương”, trên 470 hình và bảng đã được minh họa. Bên cạnh một số hình ảnh tham khảo được từ nhiều tài liệu ngoài nước, tác giả đã cố gắng đưa vào các hình ảnh cụ thể của các loài côn trùng phổ biến trong nước.
Lĩnh vực nghiên cứu về côn trùng nói chung và côn trùng nông nghiệp nói riêng là một lĩnh vực rất rộng lớn và phong phú, vì vậy khi nghiên cứu về giáo trình này sinh viên cần phải tham khảo thêm các tài liệu chuyên sâu khác, có nội dung liên quan đến Hình thái, Sinh vật, Sinh lý, Sinh thái côn trùng, và cả phần phân loại và giám định côn trùng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về giáo trình này chỉ có thể đạt hiệu qủa tốt khi được thực hiện song song với các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm và khảo sát ngoài đồng ruộng.
Để đáp ứng những nội dung nêu trên, ngoài phần mô tả khá chi tiết về các đặc điểm hình thái cơ bản của côn trùng, giáo trình còn tập trung trình bày về các đặc điểm có liên quan đến hoạt động sinh sống, phát sinh, phát triển cũng như các nguyên nhân gây bộc phát của côn trùng, đặc biệt là của các các loại côn trùng gây hại hoặc có lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
Để giúp cho sinh viên nghiên cứu phần “Côn trùng chuyên khoa” có hiệu quả, phần côn trùng đại cương cũng trình bày về các cách gây hại cũng như khả năng gây hại trên cây trồng của côn trùng và tác động của các yếu tố môi trường (sinh học và không sinh học) đến sự phát sinh và phát triển của côn trùng. Các đặc điểm về dòng sinh lý, tính kháng thuốc, pheromone, sự cân bằng sinh học cũng như ngưỡng gây hại cũng được đề cập trong chương nghiên cứu về sinh vật học côn trùng.
Song song với các nội dung vừa nêu trên, để giúp cho sinh viên có thể phân biệt được các đối tượng côn trùng (có hại hoặc có lợi cho nông nghiệp) nhằm có hướng phòng trị hoặc bảo vệ thích hợp, phần “Phân loại côn trùng” có trình bầy một khoá phân bộ (thành trùng và ấu trùng) khá chi tiết có thể giúp người nghiên cứu định danh được những Bộ (nhóm) côn trùng hiện diện phổ biến trong điều kiện tự nhiên. Ngoài ra trong chương “Phân loại côn trùng”, các bộ (Order) côn trùng quan trọng trong nông nghiệp như Orthopthera, Coleoptera, Lepidoptera, Hymenoptera, Lepidoptera, Diptera, Thysanoptera, Homoptera và Hemiptera cũng được trình bầy về các đặc điểm hình thái sinh học, sinh thái, cách sinh sống và gây hại. Trong từng bộ, các họ (family) phổ biến và quan trọng trên đồng ruộng cũng được mô tả khá chi tiết, giúp cho sinh viên có thể phân biệt được các họ khác nhau trong cùng một bộ, từ đó có thể phân biệt được dễ dàng không những giữa các nhóm gây hại với nhau mà cả các nhóm côn trùng có lợi. Để cho sinh viên dễ dàng nghiên cứu giáo trình “Côn trùng đại cương”, trên 470 hình và bảng đã được minh họa. Bên cạnh một số hình ảnh tham khảo được từ nhiều tài liệu ngoài nước, tác giả đã cố gắng đưa vào các hình ảnh cụ thể của các loài côn trùng phổ biến trong nước.
Lĩnh vực nghiên cứu về côn trùng nói chung và côn trùng nông nghiệp nói riêng là một lĩnh vực rất rộng lớn và phong phú, vì vậy khi nghiên cứu về giáo trình này sinh viên cần phải tham khảo thêm các tài liệu chuyên sâu khác, có nội dung liên quan đến Hình thái, Sinh vật, Sinh lý, Sinh thái côn trùng, và cả phần phân loại và giám định côn trùng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về giáo trình này chỉ có thể đạt hiệu qủa tốt khi được thực hiện song song với các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm và khảo sát ngoài đồng ruộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét