Lịch sử sẽ viết rằng Hoa Kỳ đã mượn tay tướng lãnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm … Mai hậu công lao của Tổng Thống Diệm to tát được người người ca tụng như Tổng Thống Lincoln của người Hoa Kỳ.
Đỗ Thọ là trung úy không quân, một trong 4 sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Diệm, người duy nhất đi theo và xách chiếc cặp đựng giấy tờ quan trọng của Tổng Thống cho đến lúc ông và ông Nhu leo lên xe bọc sắt để rồi bị giết trên đó sáng mồng 2 tháng 11 năm 1963. Chẳng những Đỗ Thọ không phải là tín đồ Công Giáo (những kẻ có ác ý thường cho rằng ông Diệm chỉ tin dùng người trong gia đình hay người theo đạo Công Giáo) mà còn là một Phật tử, cháu ruột Đại Tá Đỗ Mậu, một người rất năng nổ trong việc lật đổ Tổng Thống Diệm.
Ngay sau cuộc đảo chính, ông Thọ, quá xúc động vì thương tiếc Tổng Thống mà ông kính yêu như cha đẻ, đã viết nhật ký (1) kể lại những gì ông được mắt thấy tai nghe trong mấy năm làm tùy viên, theo sát bên Tổng Thống , lúc làm việc hay khi ngủ nghỉ trong dinh Độc Lập, cũng như trong các cuộc kinh lý, và cả trong những dịp lễ, giỗ ở Phú Cam, Huế, khi Tổng Thống về họp mặt với gia quyến và thăm mẹ già. Ông Đỗ Thọ đã bộc lộ tất cả sự kính phục và thương mến của mình đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và nhất là mối xúc động sâu xa mãnh liệt trước cái chết bi thảm của hai ông Diệm, Nhu. Có lẽ vì mối xúc động không nguôi khi cầm bút, nên ông viết như người nói, đơn sơ, mộc mạc, có chỗ luộm thuộm, nhưng vì chân thực nên lại thành ra sâu sắc lạ lùng. Ví dụ, sau khi ông Diệm chết, bộ ngoại giao Mỹ, các phóng viên Mỹà đều quả quyết đây là một việc thuộc nội bộ Việt Nam, người Mỹ không hề có nhúng tay vào. Các tướng lãnh đảo chính đều tự hào nói rằng đó là công việc tự mình lo lấy từ đầu tới cuối (2). Nhưng Đỗ Thọ, ngay trong thời gian đó đã dám khẳng định ngược hẳn lại dư luận chung rằng: “Lịch sử sẽ viết rằng Hoa Kỳ đã mượn tay tướng lãnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm.”
Đỗ Thọ là trung úy không quân, một trong 4 sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Diệm, người duy nhất đi theo và xách chiếc cặp đựng giấy tờ quan trọng của Tổng Thống cho đến lúc ông và ông Nhu leo lên xe bọc sắt để rồi bị giết trên đó sáng mồng 2 tháng 11 năm 1963. Chẳng những Đỗ Thọ không phải là tín đồ Công Giáo (những kẻ có ác ý thường cho rằng ông Diệm chỉ tin dùng người trong gia đình hay người theo đạo Công Giáo) mà còn là một Phật tử, cháu ruột Đại Tá Đỗ Mậu, một người rất năng nổ trong việc lật đổ Tổng Thống Diệm.
Ngay sau cuộc đảo chính, ông Thọ, quá xúc động vì thương tiếc Tổng Thống mà ông kính yêu như cha đẻ, đã viết nhật ký (1) kể lại những gì ông được mắt thấy tai nghe trong mấy năm làm tùy viên, theo sát bên Tổng Thống , lúc làm việc hay khi ngủ nghỉ trong dinh Độc Lập, cũng như trong các cuộc kinh lý, và cả trong những dịp lễ, giỗ ở Phú Cam, Huế, khi Tổng Thống về họp mặt với gia quyến và thăm mẹ già. Ông Đỗ Thọ đã bộc lộ tất cả sự kính phục và thương mến của mình đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và nhất là mối xúc động sâu xa mãnh liệt trước cái chết bi thảm của hai ông Diệm, Nhu. Có lẽ vì mối xúc động không nguôi khi cầm bút, nên ông viết như người nói, đơn sơ, mộc mạc, có chỗ luộm thuộm, nhưng vì chân thực nên lại thành ra sâu sắc lạ lùng. Ví dụ, sau khi ông Diệm chết, bộ ngoại giao Mỹ, các phóng viên Mỹà đều quả quyết đây là một việc thuộc nội bộ Việt Nam, người Mỹ không hề có nhúng tay vào. Các tướng lãnh đảo chính đều tự hào nói rằng đó là công việc tự mình lo lấy từ đầu tới cuối (2). Nhưng Đỗ Thọ, ngay trong thời gian đó đã dám khẳng định ngược hẳn lại dư luận chung rằng: “Lịch sử sẽ viết rằng Hoa Kỳ đã mượn tay tướng lãnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét