Làm thế nào để cho doanh nghiệp hoặc công ty của mình không ngừng lớn mạnh, có sức canh tranh cao và giành được thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt? Đó là mối quan tâm thường xuyên của các chủ doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo công ty cũng như các nhà quản lý kinh tế nói chung. Đó cũng là bài toán muôn thuở đặt ra cho các nhà khoa học về quản lý kinh tế. Kết quả là sự ra đời của hàng loạt các khái niệm, quan điểm, học thuyết và kỹ thuật mới về cách quản lý doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, trong lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô, xuất hiên một khái niệm và quan điểm mới về phương thức hoạt động và tổ chức quản lý các doanh nghiệp và công ty kinh doanh hiên đại mà tiếng Anh gọi là "Business Reengineering", tạm dịch là "tái lập kinh doanh" hoặc "tái lập doanh nghiệp". Người đi tiên phong trong lãnh vực "Tái lập" này là hai nhà quản lý kinh tế Mỹ: Michael Hammar và James Champy, đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng tái lập công ty: "tuyên ngôn cuộc cách mạng kinh doanh" mà các bạn đang cầm trong tay. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1993 và tái bản năm 1994 tại Mỹ. Sau khi xuất bản, cuốn sách được hoan nghênh nhiệt liệt, trước hết ớ Mỹ rồi lan sang khắp nơi trên thế giới; 1, 7 triệu cuốn đã được bán tại Mỹ, Nhật và châu Âu, và được coi là cuốn sách về kỹ thuật quản lý kinh doanh bán chạy nhất từ trước đến nay. Đến nay, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Cuốn sách trình bày quan điểm mới về cách tổ chức quản lý một doanh nghiệp, công ty hiên đại nhằm thích nghi với môi trường mới của thế giới đang bước sang thế kỷ 21, dưới sự tác động của nền kỹ thuật tin học và cuộc canh tranh ngày càng diễn ra gay gắt ở khắp mọi nơi. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tế thành công cũng như thất bại của nhiều công ty tại Mỹ, các tác giả cuốn sách đã khái quát hóa, rút ra những nguyên tắc chung nhằm giúp cho các doanh nghiệp và công ty đang làm ăn kém hiệu quả; hoặc đứng trước nguy cơ suy sụp tiến hành công cuộc tái lập - nghĩa là tự lột xác, thay đối tận gốc cách tổ chức hoạt động kinh doanh cũ và làm lại từ đầu theo quan điểm mới nhằm khắc phục yếu kém, vươn lên giành vị trí dẫn đầu trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Theo số liệu được công bố tại Mỹ, đến nay đã có từ 75 - 80% các công ty Mỹ áp dung “kỹ thuật tái lập” để cải thiện hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mình trên thị trường thế giới. Năm 1994 các công ty Mỹ đã bỏ ra 7 tỷ USD cho các chương trình “tái lập”. Nhiều công ty sau khi áp dụng đã tăng hiệu quả rõ rệt, giảm chi phí hoạt động cũng như tăng lơi nhuận hàng tỷ USD. Từ Mỹ, khái niệm “tái lập” đã lan sang các nước châu Âu, châu Mỹ La tinh và châu Á. Hàng vạn các nhà quản lý công ty khắp nơi trên thế giới đã tham gia các lớp đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật “tái lập”để về vận dụng cho công ty của mình.
Nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có một nội dung quan trọng là xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn của Nhà nước, cũng như các loại doanh nghiệp khác, trong đó có doanh nghiệp tư nhân trong nước, ngày càng lớn mạnh về thế và lực, và nhất là có đủ sức cạnh tranh để vươn ra thị trường thế giới. Muốn vậy, một biện pháp quan trọng là các công ty doanh nghiệp nước ta phải tiếp cận với những thông tin mới, nắm được các tri thức mới, trong đó có kiến thức về quản lý kinh tế hiện đại. Có như thế, chúng ta mới có khả năng đón trước sự phát triển, sớm rút ngắn khoảng cách giữa ta và các nước đi trước, đặc biệt là các nước láng giềng ở Đông Nam Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét