Đây là một tác phẩm, mà ngay khi ra đời, đã bị dư luận xã hội và giới nghiên cứu văn học lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam coi là có vấn đề đạo đức. Đến sau năm 1975, các nhà lý luận phê bình xếp nó vào loại các tác phẩm thuộc dòng văn học đồi trụy, và coi đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học này. Sở dĩ như thế là vì, tác phẩm đề cập đến một vấn đề “động trời”, mối tình giữa học trò và cô giáo.
Tên tiểu thuyết “Vòng tay học trò” được trích từ lá thư của học trò – Nguyễn Duy Minh gởi cho cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm: “còn em, một học trò, mà tàn ác nhất là học trò trường cô dạy, hai bàn tay trắng không biết đếm tiền, chỉ biết đánh lộn, đánh vỡ hết những gì làm mình khổ đau, với vòng tay học trò không bao giờ ôm giữ nổi đời cô”.
Quả thật, Vòng tay học trò là một tác phẩm đáng bị phê phán. Sau Nguyễn Thị Hoàng, đến nay đã gần nữa thế kỷ, theo chỗ chúng tôi biết vẫn chưa có một tác giả nào trở lại vấn đề gai góc, nhức nhối này ở cấp độ như Nguyễn Thị Hoàng.
Tuy nhiên, khoa lý luận phê bình văn học hiện đại, từ lý thuyết tiếp nhận, cho phép khảo sát sự tồn tại của tác phẩm văn học nghệ thuật từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong các loại người đọc khác nhau, từ những thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau. Tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ có độc nhất một sự cảm nhận, mà nhiều và rất nhiều. Những người theo Khổng giáo coi Vòng tay học trò là một tác phẩm vô luân, phá vở đảo lộn quan hệ thầy trò. Bên cạnh đó, có người coi Nguyễn Thị Hoàng với Vòng tay học trò là một cây bút triết học hiện sinh. Có người cảm thông Nguyễn Thị Hoàng như một biểu hiện trong văn học của phân tâm học do Freud chủ xướng…
Sự cảm nhận tác phẩm cũng biến thiên theo trục thời gian. Cũng một người, cũng một tác phẩm, nhưng lần đọc ở lứa tuổi trung niên sẽ có cảm nhận khác với khi đọc ở lứa tuổi thanh niên. Người đọc khi chưa lập gia đình sẽ có cảm nhận khác với khi đã lập gia đình, rồi khi đã làm cha, làm mẹ.
....Nói Vòng tay học trò là một tác phẩm đồi trụy thì không hẳn, vì hầu như những xúc cảm nhục dục không phải là âm hưởng chính. Tác phẩm khá trong sạch về mặt này.
...
“Em nói dối một lần, cô giết em một đời, cô biết không?” Cậu học trò mới lớn chưa kịp sống nhưng như đã chết sau cuộc hành trình ngây dại. Còn cô giáo Trâm mang vết thương đau nhức suốt đời “Chỉ còn vết thương cuối cùng là trí nhớ. Đau nhức mỗi lần thấy bóng mình xưa lang thang giữa điều tàn kỷ niệm. Đau như nàng về thăm Đà Lạt một chiều tháng năm” (chương mười một).
Tên tiểu thuyết “Vòng tay học trò” được trích từ lá thư của học trò – Nguyễn Duy Minh gởi cho cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm: “còn em, một học trò, mà tàn ác nhất là học trò trường cô dạy, hai bàn tay trắng không biết đếm tiền, chỉ biết đánh lộn, đánh vỡ hết những gì làm mình khổ đau, với vòng tay học trò không bao giờ ôm giữ nổi đời cô”.
Quả thật, Vòng tay học trò là một tác phẩm đáng bị phê phán. Sau Nguyễn Thị Hoàng, đến nay đã gần nữa thế kỷ, theo chỗ chúng tôi biết vẫn chưa có một tác giả nào trở lại vấn đề gai góc, nhức nhối này ở cấp độ như Nguyễn Thị Hoàng.
Tuy nhiên, khoa lý luận phê bình văn học hiện đại, từ lý thuyết tiếp nhận, cho phép khảo sát sự tồn tại của tác phẩm văn học nghệ thuật từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong các loại người đọc khác nhau, từ những thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau. Tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ có độc nhất một sự cảm nhận, mà nhiều và rất nhiều. Những người theo Khổng giáo coi Vòng tay học trò là một tác phẩm vô luân, phá vở đảo lộn quan hệ thầy trò. Bên cạnh đó, có người coi Nguyễn Thị Hoàng với Vòng tay học trò là một cây bút triết học hiện sinh. Có người cảm thông Nguyễn Thị Hoàng như một biểu hiện trong văn học của phân tâm học do Freud chủ xướng…
Sự cảm nhận tác phẩm cũng biến thiên theo trục thời gian. Cũng một người, cũng một tác phẩm, nhưng lần đọc ở lứa tuổi trung niên sẽ có cảm nhận khác với khi đọc ở lứa tuổi thanh niên. Người đọc khi chưa lập gia đình sẽ có cảm nhận khác với khi đã lập gia đình, rồi khi đã làm cha, làm mẹ.
....Nói Vòng tay học trò là một tác phẩm đồi trụy thì không hẳn, vì hầu như những xúc cảm nhục dục không phải là âm hưởng chính. Tác phẩm khá trong sạch về mặt này.
...
“Em nói dối một lần, cô giết em một đời, cô biết không?” Cậu học trò mới lớn chưa kịp sống nhưng như đã chết sau cuộc hành trình ngây dại. Còn cô giáo Trâm mang vết thương đau nhức suốt đời “Chỉ còn vết thương cuối cùng là trí nhớ. Đau nhức mỗi lần thấy bóng mình xưa lang thang giữa điều tàn kỷ niệm. Đau như nàng về thăm Đà Lạt một chiều tháng năm” (chương mười một).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét