Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Phát triển công nghiệp nông thôn và CSHT nông thôn - Minh Tâm, 174 Trang

http://www.thuvienso.info Ngày nay, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, để không bị tụt hậu xa hơn và có thể phát triển thành nước có nền kinh tế tiên tiến thì việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan; trong đó côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có vai trò to lớn và bức thiết.
Trong cơ cấu kinh tế nông thôn và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn hiện nay thì công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn có vị trí đặc biệt. Do đó phát triển công nghiệp nông thôn và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Điều này góp phần thu hút lao động dư thừa, vừa tạo nguồn thu ổn định, vừa tăng thu nhập cho nông thôn, thu hút vốn nhàn rỗi tại chỗ và nguồn đầu tư từ bên ngoài nông thôn, nhanh chóng thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Từ đó cơ cấu kinh tế nông thôn được phát triển theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ tạo điều kiện để nước ta nhanh chóng tiến hành thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đạt mục tiêu tới năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong cơ cấu kiến thức đào tạo kỹ sư ngành Phát triển nông thôn, môn học Phát triển công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vai trò, vị trí chức năng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp ở nông thôn, giúp cho sinh viên sau khi ra trường thích ứng nhanh với những vị trí công tác có liên quan tới khu vực nông thôn. Môn học cung cấp cho sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức về quản lý công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng ở nông thôn; có hiểu biết về các quan hệ giữa các ngành sản xuất công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ thương mại cũng như phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn một cách tương ứng, phù hợp trong quy hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương; từ đó có thể góp phần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp ở nông thôn, góp phần công nghiệp hoá nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn theo định hướng phát triển của Đảng và quản lý của Nhà nước..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét