Nhị Nguyệt Hà, tên thật là Lăng Giải Phóng, hội viên Hiệp hội tác gia Trung Quốc. Dân tộc Hán. Ông sinh tại huyện Tích Dương, tỉnh Sơn Tây năm 1945. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông ông vào bộ đội, là chiến sĩ, sau là phó Chỉ đạo viên; năm 1978 đảm nhận chức vụ Thị ủy Nam Dương, hiện là phó chủ tịch Hiệp hội tác gia tỉnh Hà Nam. Năm bốn mươi tuổi, ông bắt đầu sáng tác văn học và dốc sức để xây dựng một công trình nói về "Hệ thống các đế vương". Sau khi bộ UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ ra đời ông đã được Tỉnh chính phủ Hà Nam tặng giải thưởng lớn về văn học, đồng thời bộ sách này được cải biên thành bộ phim truyện truyền hình nhiều tập : VUƠNG TRIỀU UNG CHÍNH; Tiểu thuyết UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ bao gồm Cửu vương đoạt đích, Điêu cung thiên lang, Hận thủy đông thệ, ba bộ; tất cả gồm 140 vạn chữ. Sau khi toàn bộ tác phẩm được "Trường Giang văn nghệ xuất bản xã" xuất bản, lại được "Hương Cảng minh song xuất bản xã", "Đài Loan Babilon xuất bản xã" kế tiếp nhau chuyển khỏi chữ phồn thể Trung văn.
Hành vi của đế vương, bí mật chốn cung khuyết, xưa nay vốn được các độc giả rất quan tâm. Tuy vậy những sinh hoạt trong chốn Thanh đình ít người biết, mà sách này miêu tả lại không chỉ khuôn trong chốn Tử Cấm Thành nhỏ bé.
Những sự tranh chấp giữa các phe phái của các a-ca, những vụ giết chóc ngấm ngầm; rồi thì sự đổi chủ trong chốn cung đình, sự giành được ngôi báu trong tình thế lực lượng tương đương của Ung Chính! Những lời đồn đại về việc chữa chiếu thư, về việc giết cha, về chuyện kế vị! Một giai đoạn lịch sử mà có biết bao nghi vấn! Đầu đuôi của các sự biến đó, nào ai biết rõ? Tất cả, khiến người ta khó giải, khó phân!
Nhưng tác giả đã dùng sử bút để viết văn, lại dùng văn bút để lập sử! Những điều cao sâu trong chốn miếu đường, những chuyện xa xôi ở chốn giang hồ, tất cả đều được thể hiện bởi ngòi bút của tác giả. Trên thì từ điển chương, chế độ, kiến trúc trong chốn cung đình, ăn uống phục sức, lễ nghĩa nhạc luật đều được viết ra trôi chảy, đậm đà khí vị của sách bút! Dưới thì sân tường, nhà cửa, từ đường miếu mạo, nơi thành thị chốn thôn quê, nơi khách điếm và cả bến đò xưa cũ; tác giả đều đã triển khai dần dần; cảnh ấy, tình này đều đủ hết! A-ca đuổi em, minh tranh ám đấu; từng chữ trong sách đều nói lên được những quyền mưu biến hóa! Đào kép, ca sinh, kỹ nữ, dư âm của nhạc khí; từng câu từng câu một đều làm rung động lòng người! Những tình tiết được phô bày, những nhân vật được xây dựng, đậm nhạt đúng mức!
Những chương mục được sắp đặt theo một cách mới; lấy tư tưởng làm đường kinh, lấy nghệ thuật làm đường vĩ; tác phẩm đã khái quát được lịch sử, cứu xét được nhân sinh; nếu không phải là một cây bút kiệt xuất thì không thể viết nổi được bộ sách này.
Hành vi của đế vương, bí mật chốn cung khuyết, xưa nay vốn được các độc giả rất quan tâm. Tuy vậy những sinh hoạt trong chốn Thanh đình ít người biết, mà sách này miêu tả lại không chỉ khuôn trong chốn Tử Cấm Thành nhỏ bé.
Những sự tranh chấp giữa các phe phái của các a-ca, những vụ giết chóc ngấm ngầm; rồi thì sự đổi chủ trong chốn cung đình, sự giành được ngôi báu trong tình thế lực lượng tương đương của Ung Chính! Những lời đồn đại về việc chữa chiếu thư, về việc giết cha, về chuyện kế vị! Một giai đoạn lịch sử mà có biết bao nghi vấn! Đầu đuôi của các sự biến đó, nào ai biết rõ? Tất cả, khiến người ta khó giải, khó phân!
Nhưng tác giả đã dùng sử bút để viết văn, lại dùng văn bút để lập sử! Những điều cao sâu trong chốn miếu đường, những chuyện xa xôi ở chốn giang hồ, tất cả đều được thể hiện bởi ngòi bút của tác giả. Trên thì từ điển chương, chế độ, kiến trúc trong chốn cung đình, ăn uống phục sức, lễ nghĩa nhạc luật đều được viết ra trôi chảy, đậm đà khí vị của sách bút! Dưới thì sân tường, nhà cửa, từ đường miếu mạo, nơi thành thị chốn thôn quê, nơi khách điếm và cả bến đò xưa cũ; tác giả đều đã triển khai dần dần; cảnh ấy, tình này đều đủ hết! A-ca đuổi em, minh tranh ám đấu; từng chữ trong sách đều nói lên được những quyền mưu biến hóa! Đào kép, ca sinh, kỹ nữ, dư âm của nhạc khí; từng câu từng câu một đều làm rung động lòng người! Những tình tiết được phô bày, những nhân vật được xây dựng, đậm nhạt đúng mức!
Những chương mục được sắp đặt theo một cách mới; lấy tư tưởng làm đường kinh, lấy nghệ thuật làm đường vĩ; tác phẩm đã khái quát được lịch sử, cứu xét được nhân sinh; nếu không phải là một cây bút kiệt xuất thì không thể viết nổi được bộ sách này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét