Lần đầu tiên tôi được biết đến Paulo Coelho là khi đọc bài viết của ông trên tạp chí Ngọn Lửa Nhỏ của Nga vào năm 2002. Theo con số thống kê chưa đầy đủ thì các tác phẩm của Paulo Coelho đã được xuất bản ở hơn 150 nước trên thế giới, với số lượng in lên tới hàng triệu bản. vậy nhà văn Brazil, người được mệnh danh "nhà giả kim ngôn từ" này viết gì để có thể cuốn hút độc giả đến thế?
Thực ra, các tác phẩm của P. Coelho cũng không vượt ra ngoài quỹ đạo "Văn học là nhân học". ông cũng viết về con người, vê` cái Thiệ và cái Ác, về cuộc đấu tranh giữa chúng trong mỗi con người chúng ta. "Quỷ dữ và nàng Prym" cũng vậy. Trong cuốn tiểu thuyết gây chấn động này, P. Coelho cho thấy tính bi kịch của cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối trong tâm hồn mỗi người, mối liên hệ giữa cuộc chiến này với những nỗ lực thường ngày của chúng ta, dám theo đuổi ước mơ của mình, có dũng khí để trở thành một con người khác, chiến thắng nỗi sợ hãi thường không cho chúng ta sống một cách thực sự. vấn đề ông đặt ra không mới, thậm chí là vấn đề muôn thuở của nhân loại nói chung và văn học nói riêng. Nhưng, với một giọng văn hết sức giản dị, P. Coelho đưa chúng ta tới thế giới cổ tích giữa đời thường, một thế giới như thực mà cũng như mơ, hay theo cách nói của các nhà phê bình là "hiện thực huyền ảo". Về phần mình, tôi muốn gọi ông là "Người kể chuyện vĩ đại. Tôi chợt nhớ đến một đoạn ngắn trong tiểu luận Sách của J. L. Borges" Mortaigne nhận xét rằng, luận thuyết về việc đọc bắt buộc là sai lầm… Ông thấy việc đọc sách giống như niềm vui. Còn tôi muốn nói rằng, văn học cũng cần phải đem lại sự vui thích. Nếu chúng ta đọc một tác phẩm một cách khó khăn, tức là tác giả đã thất bại. Đọc, đó là một niềm hạnh phúc". Theo quan điểm này thì rõ ràng P. Coelho là một nhà văn vô cùng thành đạt, bởi vì, ông đã đem lại niềm vui thích và hạnh phúc cho hàng triệu độc giả trên khắp thế giới.
Với tư cách là người dịch, tôi vô cùng cảm ơn tác giả, cảm ơn nhà xuất bản Phụ Nữ cùng cty sách Bách Việt đã giúp tôi chuyển tới bạn đọc gần xa món quà "hạnh phúc" này. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. (Lời người dịch)
Thực ra, các tác phẩm của P. Coelho cũng không vượt ra ngoài quỹ đạo "Văn học là nhân học". ông cũng viết về con người, vê` cái Thiệ và cái Ác, về cuộc đấu tranh giữa chúng trong mỗi con người chúng ta. "Quỷ dữ và nàng Prym" cũng vậy. Trong cuốn tiểu thuyết gây chấn động này, P. Coelho cho thấy tính bi kịch của cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối trong tâm hồn mỗi người, mối liên hệ giữa cuộc chiến này với những nỗ lực thường ngày của chúng ta, dám theo đuổi ước mơ của mình, có dũng khí để trở thành một con người khác, chiến thắng nỗi sợ hãi thường không cho chúng ta sống một cách thực sự. vấn đề ông đặt ra không mới, thậm chí là vấn đề muôn thuở của nhân loại nói chung và văn học nói riêng. Nhưng, với một giọng văn hết sức giản dị, P. Coelho đưa chúng ta tới thế giới cổ tích giữa đời thường, một thế giới như thực mà cũng như mơ, hay theo cách nói của các nhà phê bình là "hiện thực huyền ảo". Về phần mình, tôi muốn gọi ông là "Người kể chuyện vĩ đại. Tôi chợt nhớ đến một đoạn ngắn trong tiểu luận Sách của J. L. Borges" Mortaigne nhận xét rằng, luận thuyết về việc đọc bắt buộc là sai lầm… Ông thấy việc đọc sách giống như niềm vui. Còn tôi muốn nói rằng, văn học cũng cần phải đem lại sự vui thích. Nếu chúng ta đọc một tác phẩm một cách khó khăn, tức là tác giả đã thất bại. Đọc, đó là một niềm hạnh phúc". Theo quan điểm này thì rõ ràng P. Coelho là một nhà văn vô cùng thành đạt, bởi vì, ông đã đem lại niềm vui thích và hạnh phúc cho hàng triệu độc giả trên khắp thế giới.
Với tư cách là người dịch, tôi vô cùng cảm ơn tác giả, cảm ơn nhà xuất bản Phụ Nữ cùng cty sách Bách Việt đã giúp tôi chuyển tới bạn đọc gần xa món quà "hạnh phúc" này. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. (Lời người dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét