Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Công Nghệ Nuôi Trồng Nấm Tập 1 - Ts.Nguyễn Lân Dũng, 201 Trang

http://www.thuvienso.info Nấm ăn và nấm dùng làm dược liệu có rất sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên bên cạnh các nấm có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị thơm ngon hoặc có giá trị chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, trong rừng hoặc ngoài cánh đồng còn không ít các loài nấm độc, có thể gây ngộ độc chết người. Chính vì vậy từ lâu trên thế giới đã xuất hiện nghề trồng nấm với các giống nấm đã được chọn lọc, để vừa đảm bảo an toàn, vừa có nấm chất lượng cao, lại vừa có thể sản xuất được ở quy mô lớn.
Trong những nămg gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn có bước phát triển nhảy vọt ở nhiều nước, nhất là ở Trung Quốc - một nước có hoàn cảnh kinh tế - xã hội không có sai khác nhiều so với nước ta. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm được trên 720 loài nấm ăn và trong số này có tới trên 30 loài đã được nuôi trồng nhân tạo một cách có hiệu quả ở các quy mô khác nhau. Ngoài ra trên thế giới còn có tới trên 300 loài nấm lớn đã được xác minh là có giá trị dược liệu, trong số này có khoảng 20 loài đã có thể nuôi trồng nhân tạo.
Nước ta là một nước công nghiệp với nguồn phụ phế phẩm giàu chất xơ và chất gỗ hết sức phong phú. Tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn dân số, lại có nhiều thời gian nông nhàn và rất muốn có thêm nghề phụ để nâng cao thu nhập. Nước ta lại có nhiều vùng khí hậu không giống nhau và vì vậy có thể trồng nấm quanh năm với hàng chục loại nấm ăn và nấm dược liệu khác nhau.
Nội dung của cuốn sách được thể hiện qua mục lục sau:
- Nước nào trồng nấm sớm nhất và nhiều nhất
- Nhân dân ta có thể nuôi trồng những loài nấm nào
- Nấm có phải là thực vật không
- Sợi nấm có cấu tạo ra sao
- Bào tử nấm ăn có màu sắc và kích thước ra sao
- Quả nấm có cấu tạo ra sao
- Thế nào là sinh thái học nấm ăn
- Nấm ăn có giá trị dinh dưỡng thế nào
- Đặc điểm hình thái của các loài nấm ăn và nấm dược liệu
- Phân lập và giữ giống nấm ăn, nấm dược liệu
- Nhân giống cấp 2 các loại nấm nuôi trồng

Độ ẩm đất và tưới nước hợp lý cho cây trồng - Pgs.Ts.Nguyễn Đức Quý, 59 Trang

zxcTưới nước hợp lý là một trong những biện pháp hành đầu để nâng cao năng suất cây trồng và tiết kiệm nước tưới. Nó lại càng có ý nghĩa đối với những nơi khan hiếm nước. Cuốn sách này giới thiệu với bạn đọc những kiến thức cơ bản và các bước cụ thể để tưới nước hợp lý cho cây trồng gồm nội dung: Nước trong đất; Độ ẩm đất- Cách biểu thị và xác định; Các đại lượng đặc trưng ẩm; Giới hạn độ ẩm trên và dưới khi tưới nước; Cách xác định thời điểm cần tưới và lượng nước tưới cho cây trồng cạn.
Chúng tôi cũng giới thiệu hai phương pháp tưới tiết kiệm nước, có thể áp dụng cho những nơi nguồn nước khan hiếm: phương pháp tưới tiết kiệm nước, có thể áp dụng cho những nơi nguồn nước khan hiếm: phương pháp tưới ngầm thủ công cho cây trồng cạn và phương pháp tưới tiết kiệm nước trong thâm canh lúa. Ngoài ra cuốn sách còn đề cập một phần đến việc điều tiết chế độ ẩm khi làm thí nghiệm cây trồng trong chậu vại. Đây là vấn đề thường gây lúng túng cho người thực hiện.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ tài liệu bổ ích thiết thực cho những người làm công việc trồng trọt và tưới nước trong ngành nông nghiệp. Một số vấn đề khác cần thiết cho người trồng trọt như: Nhu cầu nước của cây trồng; Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước; Cách chọn phương pháp tưới thích hợp và dự toán vốn đầu tư đặc biệt ở những diện tích nhỏ quy mô trang trại hoặc hộ gia đình, v.v .. Chúng tôi sẽ giới thiệu trong cuốn “Sổ tay tưới nước cho người trồng trọt”. Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về Bộ môn Thuỷ nông canh tác- Khoa Đất và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

Như Tiếng Chuông Ngân - Phương Oanh, 100 Trang

http://www.thuvienso.info Như thường lệ mỗi khi bước vào đây Vũ Phúc đều hướng mắt về phía cuối phòng, nơi có dãy cửa sổ treo rèm màu cỏ úa, bên dưới đặt chiếc ghế bành thật to, và bà Thanh đang ngồi đấy. Bao giờ cũng thế. Trong trí nhớ của Phúc không hề có hình ảnh nào khác ngoài những gì cô đang trông thấy. Và giống như mẹ, Vũ Phúc đến ngồi vào chỗ của mình. Bà không ngẩng lên kể từ lúc cô bước vào. Người vẫn thoăn thoắt làm việc. Phúc có cảm giác mẹ cô có thể đan chính xác đến từng mũi một mà không cần chăm chú đến vậy. Bà đã làm công việc này hàng trăm, không, phải đến hàng ngàn lần mới đúng. Nhưng lạ một điều bà chỉ đan khăn choàng cổ và lớn bé gì chỉ một kiểu duy nhất. Bà không bao giờ giải thích và cũng không hướng dẫn cô làm công việc tỉ mỉ này. Phúc rất biết ơn mẹ về điều đó.
Chiếc đồng hồ quả lắc trên tường buông ra từng tiến chuông chậm rì, uể oải. Nó già quá rồi. Dường như nó đã đứng trên đấy cả trăm năm. Mẹ hơi cựa mình, Vũ Phúc hy vọng bà sẽ nói điều gì đó nhưng bà chỉ dựa sâu hơn vào ghế rồi cắm cúi làm tiếp công việc của mình. Trước kia cô nghĩ đây là thú tiêu khiển của mẹ nhưng bây giờ Phúc nghi ngờ nhận xét của mình, chẳng lẽ tiêu khiển mà phải chăm chỉ và hối hả đến vậy.
Bà Thanh rất ít lời, cô chưa nghe bà bông đùa bao giờ. Và khi phải nói, lúc nào bà cũng chọn cách diễn đạt ngắn, gọn, chính xác. Bởi thế im lặng đối với Vũ Phúc không phải là thứ đáng sợ. Thay vào đó cô học được cách quan sát. Phúc thích thú quan sát tất cả những gì lọt vào mắt rồi gắn cho nó những suy nghĩ, những tình cảm mà cô tưởng tượng ra.
Lối sống khép kín của Bà Thanh làm cho gia đình của bà đủ làm nản lòng những người kiên nhẫn nhất. Phúc hiểu họ chỉ ngại tiếp xúc chứ không ghét bỏ vì đối với những người chung quanh mẹ cô chưa hề từ chối lời đề nghị giúp đỡ nào, nhưng thái độ lạnh nhạt của bà làm cho họ rất ngại ngần khi nghĩ đến việc phải trở lại đây lần nữa.

American Printer Magazine 2010-06 - Back to Basics 7 Essential Skills

zcx- Improving your print management skills
- On Demand debuts include three new digital presses
- What’s new in cutting equipment
- Part II of our annual two-part showcase
- The good old days weren’t necessarily so
- Introducing marketing services
- Customer satisfaction vs. delight
- Going up
- Saving sheets
- What’s in a name?
- This month at AMERICAN PRINTER
- Shows and seminars you should know about
- Hot topics, management tips and newsmakers

Kỹ Thuật Sản Xuất Muối Khoáng - Bùi Song Châu, 175 Trang

http://www.thuvienso.info Giáo trình công nghệ sản xuất muối khoáng trình bày những lý thuyết cơ bản nhất về đồ thị pha hệ hoà tan muối nước từ bậc hai đến bậc năm, những tính toán thực tế để làm rõ nội dung của phần lý thuyết cùng công nghệ tổng hợp, lợi dụng nước biển để tách lấy muối và sản xuất kaliclorua.
Để lập được một lưu trình công nghệ sản xuất muối vô cơ và thiết kế, tính toán công nghệ của lưu trình đó đúng và hợp lý không thể dùng đến các kiến thức của đồ thị pha. Đó là các kiến thức về hệ hoà tan và đồ thị hoà tan trên các loại giản đồ và cách lập đồ thị từ bảng số liệu tra được hoặc bằng thực nghiệm, phân biệt và sử dụng đồ thị cùng các phương pháp tính toán xác định định lượng. Vì vậy, đây là giáo trình cần thiết cho sinh viên năm cuối của ngành Công nghệ các hợp chất vô cơ và có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp.
Các ví dụ tính toán trong giáo trình này hoàn toàn có tính chất lý thuyết, các pha được xem hoàn toàn ở trạng thái cân bằng và không khảo sát đến các tổn thất khi phân ly (lọc, rửa, thăng hoa…) cũng như các thay đổi về nhiệt độ. Các kết quả tính toán, do vậy, chắc chắn sẽ có khác biệt ít nhiều so với thực tế.
Mục lục:
Phần mở đầu
Chương I. Hệ hai cấu tử muối - nước
Chương II. Hệ ba cấu tử muối - nước
Chương III. Hệ bốn cấu tử đơn giản muối - nước
Chương IV. Hệ bốn cấu tử muối - nước tương tác
Chương V. Hệ năm cấu tử muối - nước
Chương VI. Công nghệ sản xuất NaCl từ nước biển
Chương VII. Công nghệ sản xuất KCl từ nước ót của muối biển

Tài liệu tham khảo

Kỹ Thuật Trồng Bon sai - Trần Văn Huân | Văn Tích Lượm, 247 Trang

http://www.thuvienso.info Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Việc trồng và thưởng thức cây bonsai do đó cũng trở thành một thú chơi phổ biến bên cạnh việc tạo ra thu nhập. Nhưng, để có được những cây kiểng bonsai vừa ý, đẹp và có giá trị đòi hỏi chúng ta phải thực hiện được một quá trình hoàn hảo gồm nhiều giai đoạn: làm vườn, kỹ thuật chuyên môn, nghệ thuật, triết học và trồng bonsai...
KỸ THUẬT TRỒNG BONSAI sẽ đem đến cho bạn những kiến thức cơ bản, cần thiết trong công việc hình thành loại cây đặc biệt này, từ việc tìm hiểu lịch sử ra đời của cây kiểng bonsai, đến những miêu tả về chức năng sinh lý, các yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây... Việc hiểu biết về nhiều loại cây kiểng có sẵn trong tự nhiên giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và gieo trồng chúng, tạo nên những cây kiểng bonsai có thể truyền đạt được tinh thần, giá trị và sự say mê của người chủ nhân...
Quyển sách này có nhiều tranh minh hoạ cố gắng trở thành một quyển tự điển nhỏ về cây kiểng bonsai mà trong đó 140 mẫu cây được trình bày cùng với nhiều nguồn tài liệu khác nhau và những ý kiến thực tiễn về các phương pháp cấy trồng.
Mục Lục:
- Các ký hiệu.
- Phần giới thiệu.
- Các kiểu dáng.
- Các kiểu loại.
- Bonsai.
- Kích cỡ và nguồn gốc.

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm - Ths.Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 28 Trang

http://www.thuvienso.info Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Có lẽ nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), nhưng thông thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả (hiếm khi cả hai phát triển thành quả). Thời gian phát triển mất từ 13 tới 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần lễ thứ 9 cho tới tuần lễ thứ 13 và chậm hẳn từ tuần lễ thứ 13 tới tuần lễ thứ 16 (lúc thu hoạch). Tại Thái Lan người ta cho rằng các yếu tố tiền thu hoạch sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chôm chôm hậu thu hoạch. Đó là: Yếu tố khí hậu, biện pháp canh tác và phun hóa chất.
Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp. Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển quả. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỉ lệ nứt quả trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế hễ ẩm độ không khí thấp sẽ làm các râu queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.

Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Chế Biến Cao Su - Nguyễn Khoa Chi, 154 Trang

http://www.thuvienso.info Chương 1. Tầm quan trọng, giá trị kinh tế của cây cao su
- Các công dụng chính của cây cao su
- Sản phẩm chính và sản phẩm phụ lấy từ cây cao su
- Sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới
- Cây cao su ở Việt Nam
- Tiêu thụ cao su thiên nhiên
- Vấn đề tiểu điền và đại điền cao su
Chương 2. Kỹ thuật trồng cây cao su
- Những điều cần biết khi đầu tư trồng cao su
- Đặc điểm sinh học cây cao su
- Điều kiện sinh thái của cây cao su
- Kỹ thuật trồng cao su
- Khai thác cây cao su
Vài năm gần đây phong trào phát triển cao su tư nhân lên mạnh, đúng hướng của Đảng và Chính phủ đề ra và phù hợp với nguyên vọng của đông đảo bà con nông dân. Chính vì thế nhu cầu về những tài liệu về cây cao su để phục vụ bà con đang trồng và mong muốn trồng là rất cần thiết. Trước yêu cầu đó cuốn sách “Kỹ thuật trồng và chăm sóc chế biến cao su” được nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản rất kịp thời để giới thiệu với bà con về những hiểu biết cơ bản cũng như cách chăm sóc cây cao su.

Kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê - Pts.Dương Quang Diệu, 71 Trang

http://www.thuvienso.info Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản nhiệt đới xuất khẩu có nguồn thu nhập vào loại cao của nước ta hiện nay. Việc trồng, chăm sóc và chế biến cà phê do đó cũng rất được chú trọng. Những tiến bộ kỹ thuật mới trong việc phát triển vườn cà phê, những kinh nghiệm phong phú được đúc kết từ lâu để có được những cây cà phê cho năng xuất cao, hiệu quả... đã được biên soạn trong KỸ THUẬT TRỒNG - CHĂM SÓC - CHẾ BIẾN CÀ PHÊ. Nội dung cơ bản gồm 5 phần: Một vài nét chung về sản xuất cà phê ở Việt Nam và trên thế giới; Một số yêu cầu chung về điều kiện ngoại cảnh và sinh lý của cây cà phê; Các biệp pháp kỹ thuật chủ yếu để trồng, chăm sóc cà phê; Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại; Chế biến và bảo quản cà phê.
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta.
Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 HA VÀO NẮM 1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha.

Kỹ Thuật Trồng Cà Phê - Việt Chương, 93 Trang

http://www.thuvienso.info Cà phê là cây công nghiệp có sức sống rất dai dẳng, nếu được trồng trên đất đỏ, có khí hậu thích hợp và nhất là được hưởng sự chăm sóc chu đáo. Trong những điều kiện tốt đẹp như vậy, cây không những sống lâu năm, mà còn đem lại cho người trồng một khoản lợi đáng kể trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nó. Để giúp bà con có thể nắm bắt kỹ thuật trồng cây cà phê, tác giả Việt Chương đã biên soạn cuốn sách “kỹ thuật trồng cà phê”.
Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả.
Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha.

[Audio Book] Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần | Đọc: Lệ Quyên (PRC+MP3)

zxcTrong lịch sử văn học Trung Quốc. Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó, sáng tác về nó đến nỗi nói: “Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Có một ngành học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học; gần đây nhất vẫn thấy Trung Quốc in chuyên san “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu”. - Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”. Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại. Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp...cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu... buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân! Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa đó trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, đã đẻ ra một tầng lớp người thành thị, những người này có những nhu cầu thẩm mỹ mới. Tây Sương Ký, Mẫu đơn đình, Cổ kim tiểu thuyết, Liêu Trai... là những tác phẩm tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân..., chính là sự “thăng hoa” của cuộc sống đã bắt đầu khác trước về chất của người thành thị. Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc sống...Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.
Tác giả chính của Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần 1716(?) - 1763(?) giống như phần lớn các nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải tỏa nỗi niềm “cô phẫn”, là để ký thác những suy tư về con người và thời đại. Ông vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc. Từ đời tằng tổ đến đời cha, thay nhau tập chức “Giang ninh chức tạo” là một chức quan to thu thuế. Năm lần vua Khang Hy tuần du phương Nam thì bốn lần ở lại nhà họ Tào, đủ biết sự sủng ái của nhà vua với gia đình ông ra sao ! Và cũng có thể đoán biết cuộc sống trong phú Giang hồi đó xa hoa, vương giá như thế nào ! Trong Hồng Lâu Mộng, Nguyên phi về thăm nhà có một buổi mà nhái xây cất bao nhiêu đình tạ trong vườn Đại quan, nữa là hoàng đế tuần du ngự đến nhà.Nhà ông chăng những là hào môn vọng tộc hiển hách như thế, lại còn có truyền thống văn chương. Ông nội ông, Tào Dần, đứng in bộ "Toàn Đường Thi trứ danh, và là một nhà thơ, tác giả "Luyện đình thi sao”. Nhưng cuộc sống vàng son đó của gia đình ông đã trôi qua, đã tan vỡ. Lúc Tào Tuyết Cần lớn lên thì tất cả đã ở đằng sau rồi: cha bị khép tội, bị cách chức, bị tịch biên gia sán, nhà họ Tào suy sụp và ông phải về sống ờ vùng ngoại ô phía tây thành Bắc Kinh trong cảnh: “cả nhà rau cháo, ruợu thường mua chịu”. Hồng Lâu Mộng do đó có thể xem là phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó. Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi những huy hoàng của vàng son lộng lẫy, cảm thấy tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng Hư Vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo! Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khó hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã thấy, đã nếm trái về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc và sự miêu tả khách quan "những quan hệ hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Chí ít thì về mặt đó, ông đã lay chuyến được "niềm lạc quan về cái trật tự hiện tồn", và như thế, ông là sản phẩm của một thời đại, đồng thời đã nhìn xa hơn thời đại.

Kỹ thuật trồng cây cao su với diện tích nhỏ - Việt Chương, 81 Trang

http://www.thuvienso.info Điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế chu đáo là những điều kiện bảo đảm trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao. Khi đã có quy hoạch, cần nắm rõ tình hình khí hậu và đất đai của vùng định trồng, phân rõ các khu không trồng được như: ao đầm, dốc lớn, đất nhiều đá, sỏi…
Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật, ngay hàng thẳng lối nếu đất tương đối bằng phẳng. Nên khai phá trong mùa nắng để kịp trồng mùa mưa, khớp với việc sản xuất cây con, mắt ghép, tránh để đất trống, cỏ dại mọc lại, đất dễ bị xói mòn. Bố trí các lô từ 2 đến 4ha (đồn điền nhỏ) hoặc 25 - 50ha, thậm chí 100ha (đồn điền lớn), có đường lô xung quanh rộng 3-4m thẳng góc với nhau và dẫn đến các đường trục lớn.
Thường phải xây dựng sớm đường sá, công trình chống xói mòn, trồng cây phủ đất sớm, trước mùa mưa. Chừa lại nuôi dưỡng hoặc trồng các băng rừng chống gió (nếu ở vùng có gió to), cố gắng thẳng góc với hướng gió chính, có cả cây cao, cây thấp.

Kỹ Thuật Trồng Cây Gia Vị Trong Vườn - Ks.Nguyễn Hữu Doanh, 65 Trang

http://www.thuvienso.info - Cây húng quế
- Húng láng
- Húng chanh
- Tía tô
- Cây kinh giới
- Cây đinh lăng
- Rau mùi
- Thìa là
- Lá lốt
- Cây mùi tàu
- Cây xương xông
- Cây rau răm
- Rau dấp cá
- Cây hành

Từ lâu, nhân dân ta đã có tập quán gieo trồng cây gia vị trong vườn để ăn sống và chế biến làm tăng thêm hương vị của các món ăn. Ta đã quá quen thuộc với những hình ảnh của những húng quế, cây kinh giới, rau răm, rau ngổ, hành, tỏi, ớt… trong những món ăn đậm đà hương vị quê hương. Ngoài ra, các loại cây gia vị này còn chứa những vị thuốc Nam rất quý, cần thiết trong gia đình. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY GIA VỊ TRONG VƯỜN là những hướng dẫn cơ bản và cần thiết để trồng 26 loại cây gia vị, từ đặc tính thực vật, cách chọn đất trồng, làm đất và bón phân, đến kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc…

Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Cụt - Trần Văn Minh | Nguyễn Lân Hùng, 69 Trang

http://www.thuvienso.info Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Cụt nhằm góp phần nghiên cứu và phổ biến cách sản xuất măng cụt đạt chất lượng cao cho những người đang làm công tác khoa học, những nhà nông nghiệp và những gia đình làm vườn. Những thông tin trong sách sẽ giúp bà con cải tạo được vườn măng cụt, nâng năng suất và chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu ở trong và ngoài nước.
Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20-25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucroza, fructoza, glucoza và có thể cả maltoza. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định. Nhiều nhất theo phần trăm là hexenol, tương đối ít hơn là octan, đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hoa lài với furfuryl methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd, mùi cỏ với hexenol, hexanal, mùi cỏ héo với pyridin, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với benzaldehyd, mùi hồ đào với d-cadinen. Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam. Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi.

Kỹ thuật trồng cỏ cao sản nguồn thức ăn cho trâu bò - Việt Chương, 87 Trang

http://www.thuvienso.info Lời nói đầu
- Trồng cỏ, việc không mới
- Lợi ích của việc trồng cỏ
- Nghề trồng cỏ hàng hóa
- Điều kiện căn bản để lập đồng cỏ
- Nên trồng nhiều loại cỏ khác nhau
- Kỹ thuật trồng cỏ
- Trồng cỏ lợi hơn trồng lúa
- Phương pháp ủ cỏ cao sản
- Cách trồng cỏ voi
- Trồng cỏ Ruzi
- Trồng cỏ Andro
- Trồng cỏ Stylo

Trồng cỏ cao sản là việc mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hàng trăm năm nay, trong đó có nhiều nước vùng Đông Nam Á gần gũi với ta. Nhờ đó mà ngành chăn nuôi gia súc lớn tại các nước này mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh. Tại nước ta, việc trồng cỏ cao sản không còn mới mẻ. Cỏ cao sản hiện có rất nhiều giống, có giống chịu được khí hậu lạnh, có giống thích nghi được khí hậu nóng,... Và hiện nay, các nhà thực vật học tài ba trên thế giới đang lai tạo ra những giống cỏ có năng suất vừa cao vừa có khả năng thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Kỹ Thuật Trồng Cỏ Cao Sản Nguồn Thức Ăn Cho Trâu Bò nêu ra một số giống cỏ tốt đã và đang được trồng tại nước ta trong mấy chục năm qua. Những giống cỏ này vừa cho năng suất cao vừa hợp với thổ nhưỡng nước ta.

Kỹ Thuật Trồng Dâu Nuôi Tằm - Ts.Phạm Văn Vượng | Tuyết Mai, 159 Trang

http://www.thuvienso.info Phần 1. Giá trị kinh tế và sự phát triển của nghề
- Giá trị kinh tế của nghề trồng dâu nuôi tằm
- Sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm
Phần 2. Cây dâu và kỹ thuật trồng
- Phân loại cây dâu, giống dâu và sinh thái học của dâu
- Nhân giống dâu
- Kỹ thuật trồng dâu
- Thu hoạch lá dâu và cách bảo quản
- Kỹ thuật đốn dâu
- Phòng trừ sâu, bệnh hại dâu
Phần 3. Con tằm và kỹ thuật nuôi
- Con tằm và hoàn cảnh sống
- Kỹ thuật nuôi tằm
- Sâu bệnh hại tằm và biện pháp phòng trị
- Kỹ thuật đốn dâu
- Phòng trừ sâu, bệnh hại dâu
Trồng dâu nuôi tằm là một nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân tại các vùng nông thôn Việt Nam. Sách Kỹ Thuật Trồng Dâu Nuôi Tằm của TS. Phạm Văn Vượng và Hồ Thị Tuyết Mai giới thiệu những kiến thức cơ bản trong quy trình của kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm giúp bạn có thể hiểu biết để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành trồng dâu nuôi tằm.

Kỹ Thuật Trồng Mía ở Vùng Đồi Núi - Trần Văn Sỏi, 246 Trang

http://www.thuvienso.info Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía). Đó là đặc điểm chung của thực vật: chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ). Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho ngọn cây mía nhạt hơn.
Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía.
Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15oC, đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có qui mô lớn.

Kỹ thuật trồng một số cây màu, thực phẩm công nghiệp - Hà Thị Hiến, 74 Trang

http://www.thuvienso.info Phần 1. Giới thiệu một số giống ngô lai năng suất cao
- Giới thiệu một số giống ngô lai năng suất cao
- Giống lai quy ước
- Các giống ngô lai không quy ước
- Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc ngô
- Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa
- Thường xuyên quan sát cây ngô, chăm sóc kịp thời
Phần 2. Cây thực phẩm và cây công nghiệp
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
- Quy trình sản xuất cây đậu tương
- Cây lạc và một số biện pháp thâm canh
- Quy trình sản xuất cây khoai lang
Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất cây lúa, phong trào làm cây vụ đông đã trở thành tập quán của người nông dân. Nhiều giống mới cho năng suất chất lượng cao, thời gian canh tác ngắn, kết hợp với sự chỉ đạo sản xuất đúng thời vụ , đầu tư chăm sóc tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Về mặt xã hội nó tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông dân sau thu hoạch lúa mùa, giúp người nông dân tăng thu nhập ngay trên mảnh đất của mình.
Với mong muốn giúp người nông dân sản xuất thắng lợi vụ đông, góp phần tăng nhanh tổng sản lượng lương thực , nâng cao mức sống của toàn dân, các tác giả đã sưu tầm, tập hợp, biên soạn để giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng một số giống cây hoa màu, cây công nghiệp có năng suất cao chủ yếu trồng vào vụ đông trên đất chuyên màu và đất trồng hai vụ lúa. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bà con nông dân có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng một số cây hoa màu và cây công nghiệp phổ biến; Giúp bà con nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ngày một ấm no, hạnh phúc.

Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu - Triệu Văn Hưng, 92 Trang

http://www.thuvienso.info 1. Cây cho sản phẩm chè uống và thực phẩm
- Chè đắng
- Chè shan
- Dẻ Trùng Khánh
- Dẻ Yên Thế
2. Cây cho sản phẩm dược liệu
- Mắt nai
- Ba kích
- Sa nhân xanh
- Thảo quả
- Táo mèo
- Hoa hòe
3. Cây cho sản phẩm hương liệu và mỹ phẩm
- Lô hội
- Hương bài
- Cỏ Vetivơ
- Bởi lời đỏ
- Dó trầm

[Audio Book] Dạy Con Làm Giàu 10 - T. Kiyosaki | Đọc: Quỳnh Như (PDF+MP3)

zxcĐây là một quyển sách nói về chuyện làm chủ do chính một người làm chủ chấp bút, người từng trải bao thăng trầm, thành công cũng như thất bại trong thế giới thực. Sách cho bạn biết đã đến lúc thích hợp để bạn thôi việc và mở công ty riêng hay chưa, hay giúp bạn xác định kinh doanh có phải là con đường dành cho bạn không; thông qua những kinh nghiệm, lời khuyên hữu ích và bài học thực tế của tác giả
Chúng ta đều biết rằng sâu bướm làm kén và rồi một ngày nọ nở ra thành bướm. Thay đổi đó thật là sâu sắc và được gọi là sự biến hình - sự thay đổi mạnh mẽ trong tính cách. Cuốn sách này viết về một sự biến hình tương tự thế. Cuốn sách này viết về những thay đổi một người phải trải qua khi chuyển từ một người làm công sang một ông chủ. Nhiều người mơ ước nghỉ việc và khởi sự làm ăn riêng nhưng chỉ có rất ít là thực hiện được. Tại sao? Vì sự thay đổi từ một người làm công sang một ông chủ không chỉ đơn giản là thay đổi công việc… nó đúng là một sự biến hình.
Lời giới thiệu: Điều gì tạo nên sự khác biệt ở chủ doanh nghiệp
Chương 1: Khác biệt giữa người làm công và chủ doanh nghiệp?
Chương 2: Càng dốt lại càng giàu
Chương 3: Tại sao làm việc không công?
Chương 4: Giỏi ngoài đời thực và giỏi ở trường
Chương 5: Đồng tiền biết nói
Chương 6: Ba loại tiền
Chương 7: Làm thế nào để từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp tầm cỡ
Chương 8: Công việc của người lãnh đạo công ty là gì?
Chương 9: Cách nào tìm được khách hàng tốt
Chương 10: Kết luận.

Hỏi đáp về cây nhãn, cây vải - Gs.Ts.Đường Hồng Dật, 117 Trang

http://www.thuvienso.info Nông nghiệp và nông thôn nước ta đang tích cực thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, theo đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những hoạt động sản xuất theo hướng trên đây là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Phát triển mạnh mẽ cây ăn quả là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có tính phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Vì vậy, mở rộng diện tích trồng nhãn, vải đang được nhiều địa phương chú ý thực hiện.
Nhãn, vải là các loài cây ăn quả phù hợp với nhiều loại đất đai, địa hình, khí hậu ở nhiều vùng nước ta. Nhãn, vải có giá trị lớn trên nhiều mặt. Về kinh tế, nhãn vải là loại thực phẩm có giá trị mang lại thu nhập cao cho nông dân trên từng đợn vị diện tích. Nhãn, vải là sản phẩm xuất khẩu kể cả quả tươi, quả khô, long nhãn. Nhiều vùng nhãn, vải đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện làm giàu cho nhiều hộ nông dân, tạo cơ sở cho một số người phát triển kinh tế trang trại.
Cuốn sách Hỏi Đáp Về Cây Nhãn , Cây Vải được viết với mong muốn cung cấp một số hiểu biết về nguồn gốc, về các đặc điểm sinh học, về kỹ thuật trồng, về giống, về sâu bệnh và về chế biến, bảo quản các sản phẩm từ nhãn, vải.
Sách được viết dưới dạng một tài liệu phổ thông, giúp nông dân và những người quan tâm đến việc trồng và chế biến nhãn, vải dễ đọc và dễ áp dụng. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Chiết ghép giâm cành, tách chồi cây ăn quả - Trần Thế Tục, 118 Trang

http://www.thuvienso.info Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, nghề làm vườn đã có nhiều thay đổi. Trong thời gian qua nghề trồng cây an quả nước ta phát triển mạnh chưa từng có, thị trường quả tươi và các sản phẩm chế biến đa dạng và phong phú với chất lượng ngày một nâng cao đã đáp ứng căn bản nhu cầu tiêu dùng hiện tại của nhân dân, một phần cho xuất khẩu và nguyên liệu cho các xí nghiệp đồ hộp sản xuất nước uống....
Để góp phần thúc đẩy sản xuất nhân giống cây ăn quả trong nhân dân, Cục Khuyến nông và khuyến lâm phối hợp với Dự án tăng cường tư vấn cấp Bộ (MRDP) biên tập và xuất bản cuốn Kỹ Thuật Ghép Cây Ăn Quả với mục đích cung cấp cho nông dân và các nhà làm vườn một số kỹ thuật cơ bản về ghép cây ăn quả.
Đây là cuốn sách được các chuyên gia nghiên cứu cây ăn quả Trung Quốc tổng kết từ thực tế nghiên cứu và sản xuất giống ở Trung Quốc qua nhiều năm. Nội dung cuốn sách được trình bày dễ hiểu, các thao tác được minh họa bằng các hình vẽ cụ thể, nông dân có thể áp dụng để tự sản xuất cây giống.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng các bạn.

Chuẩn đoán và phòng trị Chứng trầm cảm - Thi Thận Tốn, 177 Trang

http://www.thuvienso.info Chúng ta đang sống trong thời đại mà nhịp độ cuộc sống tăng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì vậy nguy cơ mắc bệnh trầm cảm là khó tránh khỏi. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, chứng trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân lớn thứ hai gây tử vong và tàn tật. Do đó, tăng cường hiểu biết, phổ cập tri thức về chứng bệnh này đến mọi người là điều rất cần thiết. Với cách trình bày dễ hiểu, giới thiệu rõ các vấn đề thường gặp có liên quan đến chứng trầm cảm, đây sẽ là cuốn sách bổ ích cho tất cả những ai quan tâm.
1. Chứng trầm cảm là gì?
2. Chứng trầm cảm tiềm tàng là gì?
3. Chứng trầm cảm thời kỳ mãn kinh là gì?
4. Chứng trầm cảm ở người cao tuổi là gì?
5. Những người nào dễ phát sinh chứng trầm cảm?
6. Nhi đồng, thanh thiếu niên có bị chứng trầm cảm không?
7. Chứng trầm cảm có những biểu hiện nào?
8. Triệu chứng nghiêm trọng nhất của chứng trầm cảm là gì?
9. Trở ngại giấc ngủ do chứng trầm cảm phải xử lý như thế nào?
10. Người có dấu hiệu trầm cảm là mắc chứng trầm cảm phải không?
11. Chứng trầm cảm có biến thành chứng hưng cảm không?
12. Chứng trầm cảm có biến thành chứng tâm thần phân liệt không?
13. Chứng trầm cảm có biến thành chứng lẩn thẩn không?
14. Chứng trầm cảm có phải là chứng thần kinh hay không?
15. Khi bị chứng trầm cảm có thể kèm theo triệu chứng bức bách không?
16. Khi bị chứng trầm cảm có thể kèm theo triệu chứng lo âu không?
17. Khi bị chứng trầm cảm có thể kèm theo triệu chứng lo sợ không?
18. Bệnh nhân mắc chứng trầm cảm có thể kèm theo triệu chứng nghi bệnh không?
19. Bệnh nhân bị chứng trầm cảm có thể kèm theo chứng cuồng không?
20. Chứng trầm cảm có thể gây ra các bệnh thân thể không?
21. Khi xuất hiện trầm cảm phải làm sao?
22. Chứng trầm cảm có cần phải điều trị không?
23. Chứng trầm cảm có những phương pháp điều trị nào?
24. Chứng trầm cảm có thể thông qua du lịch điều trị không?
25. Có những loại thuốc nào điều trị chứng trầm cảm?
26. Thuốc chống trầm cảm mới nhất có những loại nào?
27. Khi điều trị chứng trầm cảm dùng những loại thuốc nào tốt nhất?
28. Thuốc chống trầm cảm loại tam hoàn có những đặc điểm gì?
29. Thuốc ức chế hấp thu lại serotonin có những đặc điểm gì?
30. Amitriptylin có tác dụng phụ gì?

Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại - Ts.Nguyễn Thiện, 413 Trang

http://www.thuvienso.info Phần 1. Chọn giống và nhân giống lợn
- Các giống lợn thường nuôi ở nước ta và nhiều nước khác
- Chọn lọc giống lợn
- Giao phối cận huyết
- Chỉ số chọn lọc
- Hiệu quả chọn lọc
- Phương pháp nhân giống lợn
Phần 2. Dinh dưỡng và thức ăn cho lợn
- Nhu cầu dinh dưỡng của các loại lợn
- Các loại thức ăn cho lợn
Phần 3. Quy trình công nghệ nuôi các loại lợn
- Sơ lược về sinh lý tiêu hóa ở lợn
- Quy trình công nghệ nuôi các loại lợn
- Quy trình công nghệ nuôi lợn nái chờ phối
- Quy trình công nghệ nuôi lợn đực giống
- Chuồng nuôi lợn
- Tổ chức quản lý trong trại nuôi lợn
- Chế biến một số món ăn bằng thịt lợn
Phần 4. Các bệnh quan trọng ở lợn và biện pháp phòng chữa
- Bệnh truyền nhiễm
- Các bệnh ký sinh trùng
- Bệnh nội khoa và sinh sản
- Thuốc và vacxin thường dùng điều trị và phòng bệnh cho lợn

Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ - Gs.Ts.Lê Hồng Mận, 183 Trang

http://www.thuvienso.info Cuốn sách "Chăn Nuôi Lợn Nái Sinh Sản Ở Nông Hộ" giới thiệu với các nông hộ, trang trại có nuôi lợn nái tham khảo áp dụng các khâu kỹ thuật chủ yếu về chọn giống, dinh dưỡng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, giống, lợn con theo mẹ và phòng chống một số bệnh.
Sách có phần tổ chức quản lý cơ cấu đàn nái, kinh nghiệm theo dõi đàn nái... Nuôi tốt lợn nái sẽ có đàn con tăng, con giống tốt bụ bẫm để nuôi thịt có sức sống cao, chóng lớn, thịt ngon, tiêu tốn thức ăn ít, có hiệu quả và năng suất cao. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Phần 1. Giống lợn
- Chọn lợn nái và đực giống
- Các giống lợn nội
- Các giống lợn ngoại
- Lai giống
Phần 2. Đặc điểm sinh lý sinh sản lợn nái, sinh trưởng lợn con
- Vai trò lợn nái trong chăn nuôi lợn
- Sinh lý động dục
- Các giai đoạn động dục và thời điểm
- Thụ tinh nhân tạo
- Thời kỳ chửa đẻ, tiết sữa nuôi con
- Đặc điểm sinh lý sinh trưởng của lợn con, lợn thịt
Phần 3. Công tác quản lý giống lợn ở trang trại
Phần 4. Dinh dưỡng và thức ăn lợn

- Sinh lý tiêu hóa ở lợn
- Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn lợn
Phần 5. Thức ăn và nuôi dưỡng lợn nái
- Nguyên liệu thức ăn
- Phương pháp lập trình công thức thức ăn
- Kỹ thuật nuôi lợn đực giống
- Kỹ thuật nuôi lợn nái
Phần 6. Chuồng nuôi lợn
- Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến năng suất nuôi lợn
- Xây dựng chuồng trại
Phần 7. Vệ sinh thú y phòng chống bệnh lợn
- Những điều cần biết về công tác thú y
- Tiêm phòng vacxin dịch tả, phó thương hàn và tụ huyết trùng
- Phòng chữa một số bệnh lợn

Chọn Giống Lúa Lai (tái bản lần 1 có bổ sung) - Pts.Nguyễn Thị Trâm, 134 Trang

http://www.thuvienso.info 1. Ưu thế lai ở lúa
- Quá trình nghiên cứu phát triển ưu thế lai ở lúa
- Đánh giá sự biểu hiện ưu thế lai ở lúa
- Sự biểu hiện ưu thế lai ở lúa
- Tiến bộ của chọn giống lúa lai
- Chiến lược khai thác UTL ở lúa
2. Phương pháp chọn giống lúa lai Ba Dòng
- Khái niệm về ba dòng
- Bất dục đực di truyền tế bào chất
- Dùy trì bất dục
- Phục hồi hữu dục
- Đánh giá khả năng tổ hợp của A và R
- Trình tự chọn giống lúa lai ba dòng
- Chọn lọc bố mẹ nâng cao giá trị ưu thế lai
- Cải tiến chất lượng hạt lúa lai
- Vai trò của gen tương hợp rộng
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ba dòng
- Thiết lập qui trình công nghệ
3. Phương pháp chọn giống lúa lai Hai Dòng
- Phương pháp dùng hóa chất gây bất dục
- Phương pháp dùng hóa chất gây bất dục đực dòng mẹ
- Phương pháp chọn giống lúa lai Hai Dòng sử dụng bất dục di truyền
4. Phương pháp chọn giống lúa lai Một Dòng
- Khái niệm
- Một số phương pháp có thể cố định ưu thế lai ở lúa

Chọn tạo giống và nhân giống cây trồng rừng - Lê Đình Khả, 289 Trang

http://www.thuvienso.info Chương 1. Đặt vấn đề
Chương 2. Công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp ở nước ta

- Vai trò của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp
- Quan điểm về chọn loài và giống cây cho trồng rừng
- Các bước chính trong công tác giống cây rừng
- Cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác
- Một số thành tựu của công tác cải thiện giống cây rừng
- Công tác giống cây rừng trong thời gian trước mắt
Chương 3. Vật liệu, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu
- Đặc điểm khí hậu và đất đai ở một số điểm khảo nghiệm chủ yếu
- Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Khảo nghiệm xuất xứ và xây dựng vườn giống các loài Keo
- Khảo nghiệm xuất xứ và chọn giống các lòai keo vùng thấp
- Khảo nghiệm xuất xứ các loài keo vùng cao và triển vọng gây trồng
- Khảo nghiệm xuất xứ các loài Keo chịu hạn tại Tuy Phong
Chương 5. Nghiên cứu giống lai và lai giống Keo tai tượng và Keo lá tràm
- Giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm
- Giống lai nhân tạo ở Keo tai tượng và Keo lá tràm
Chương 6. Khảo nghiệm xuất xứ và chọn giống các làoi Bạch đàn, Tràm và Phi lao
- Khảo nghiệm xuất xứ và chọn giống Bạch đàn
- Khảo nghiệm xuất xứ các lòai Tràm ở ĐBSCL
- Khảo nghiệm xuất xứ Phi lao và chọn giống Phi lao
- Khảo nghiệm xuất xứ và nhân giống Lát hoa
Chương 7. Khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, nhân giống và lai giống
- Chọn giống Thông ba lá
- Khảo nghiệm xuất xứ và nhân giống Thông caribe
- Chọn giống và nhân giống thông đuôi ngựa
- Chọn giống thông nhựa có lượng nhựa cao
- Bước đầu lai giống thông nhựa với thống đuôi ngựa và thông caribe
Chương 8. Nhân giống bằng hom cho Keo dậu lai KX2 và một số loài cây bản địa
- Nhân giống Bách xanh bằng hom
- Nhân giống Pơ mu bằng hom
- Nhân giống Thông đỏ Pà Cò bằng hom
- Nhân giống hom Keo dậu và Keo dậu lao KX2 bằng thuốc bột TTG
- Nhân giống hom cây Dầu rái
- Nhân giống hom cây Sao đen
- Nhân giống hom cây chè đắng, một loài cây có nhiều tác dụng
- Nhân giống hom cây giáng hương
Chương 9. Kết luật và khuyến nghị

Chứng biến đổi cơ thể thời kỳ mãn kinh - Dan Di | Dịch: Phan Hà Sơn, 93 Trang

http://www.thuvienso.info Nội dung cuốn sách gồm có:
- Những hiểu biết về bệnh.
- Triệu chứng của bệnh.
- Các phương pháp chuẩn đoán.
- Hướng dẫn điều trị.
- Những sai phạm trong trị liệu.
- Những bệnh kèm theo thường gặp.
- Chế độ điều dưỡng tại gia đình.

Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ, buồng trứng ngừng rụng trứng vĩnh viễn, chấm dứt kinh nguyệt, các hormon giới tính nữ estrogen sụt giảm trầm trọng gọi là mãn kinh. Phổ biến nhất là khoảng 50-51 tuổi. Đây là một loạt các biến đổi lâu dài từ khi người phụ nữ đến tuổi 30-40 và kéo dài cho đến tuổi 50-60, tùy theo cá nhân. Trong quá trình này, cơ thể diễn ra quá trình biến đổi nội tiết và tâm sinh lý.

Chữa các bệnh về thận và suy nhược sinh dục - Đỗ Tấn Long, 64 Trang

http://www.thuvienso.info - Bàn về thận
- Kinh nghiệm và các bài thuốc chữa các chứng bệnh
- Chữa bệnh vô sinh
- Lãnh tính
- Hỏa tính
- Liệt dương tinh khí thiếu
- Liệt dương, thận suy
- Sậu tinh
- Di tinh, hoạt tinh
- Di tinh mộng tinh, cơ thể suy nhược
- Di tinh bạch trọc
- Di tinh bất cấm
- Di tinh đạo hãn
- Âm hư hoạt tinh
- Di tinh can thận hư nhược
- Mộng tinh
- Họat tinh
- Di tinh bạch trọc tiêu khát
- Mộng tinh hồi hộp mất ngủ
- Di tinh bạch trọc
- Lục vị hoàn
- Thiểu năng gan
-------

Công nghệ bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch 1 - Trần Văn Chương

http://www.thuvienso.info Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm để chống thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch hiện rất cần cán bộ kỹ thuật, nhưng số cán bộ được đào tạo thuộc ngành này hàng năm vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt đối với công tác kiểm tra và giám định chất lượng sản phẩm sau thu hoạch thì chưa có trường nào đào tạo. Vì thế, lâu nay các trạm hải quan kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm xuất nhập khẩu, các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (phòng KCS) của các công ty xí nghiệp chế biến thực phẩm đều tuyển dụng những cán bộ tốt nghiệp đại học các ngành liên quan như vi sinh, hóa sinh, bảo vệ thực vật v.v… và đào tạo thêm về nghiệp vụ kiểm tra giám định, chưa có cán bộ đào tạo chính quy về công nghệ sau thu hoạch. Chính vì vậy, sinh viên khóa I ngành Công nghệ sau thu hoạch – Trường Đại học Dân lập Hùng Vương đang học năm thứ tư nhưng đã có nhiều công ty xí nghiệp, trung tâm liên hệ xin sinh viên thực tập và tuyển dụng.
Nước ta đã gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ xô vào nước ta. Một trong các lĩnh vực mà họ quan tâm là tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm thông qua công tác kiểm tra giám định, lập các kho bảo quản nông sản thực phẩm để chống thất thoát, lập các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm để đa dạng hóa sản phẩm, lập các siêu thị trong đó có mặt hàng tươi sống, sạch và an toàn. Bởi vì nông sản nước ta dồi dào nhưng thất thoát nhiều do chưa được bảo quản chế biến tốt, lao động nước ta cần cù thông minh, chi phí lại thấp nên họ rất quan tâm. Vì lẽ đó nhu cầu cán bộ kỹ thuật về ngành Công nghệ sau thu hoạch rồi sẽ rất lớn, sẽ không đủ để đáp ứng nếu không được đào tạo đầy đủ và kịp thời.
Ngành đào tạo những kỹ sư nắm vững lý thuyết cũng như thực hành các khâu kiểm tra, giám định chất lượng nông sản thực phẩm sau thu hoạch, bảo quản tồn trữ, chống thất thoát và chế biến làm đa dạng hoá sản phẩm, làm phong phú, dồi dào thị trường nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch.
Mục Lục
Phần 1. Thu hái, chế biến chè
Phần 2. Công nghệ chế biến cà phê quy mô nhỏ
Phần 3. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản lạc, đậu, đỗ
Phần 4. Thu hải, vận chuyển, bảo quản và chế biến một số loại quả
Tài liệu tham khảo

Cỏ dại trong ruộng lúa và biện pháp phòng trừ - Nguyễn Mạnh Chinh, 63 Trang

http://www.thuvienso.info Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Bởi cỏ dại gây những tác động không tốt cho cây trồng. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất. Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính rất khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những đặc điểm giống nhau. Dựa vào những đặc tính này, chúng ta có thể phân loại cỏ dại theo nhiều cách ( phân theo chu kỳ sinh trưởng, theo địa hình, theo hình thái và theo các khoá phân loại thực vật,v.v…)
1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Theo cách phân loại này ta thấy có hai nhóm cỏ: cỏ hằng niên và cỏ đa niên: Cỏ hằng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng. Cỏ đa niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
2. Phân loại theo hình thái: Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm): Cỏ một lá mầm có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn. Cỏ hai lá mầm thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
3. Phân loại theo đặc điểm hệ thực vật (cỏ được phân chia thành ba nhóm) : Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân: Thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ: thường là rễ chùm, ăn nông. Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn óc. Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
Mục Lục
Chương 1. Tác hại của cỏ dại đối với lúa,
Chương 2. Đặc điểm của cỏ dại trong ruộng lúa,
Chương 3. Các lòai cỏ dại phổ biến trong ruộng lúa
Chương 4. Biện pháp tổng hợp phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa

Khoa Học Môi Trường - Lê Văn Khoa | Hoàng Xuân Cơ, 365 Trang

http://www.thuvienso.info Chương I. Các vấn đề chung về khoa học môi trường
. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học môi trường
. Các chức năng chủ yếu của môi trường
. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và giải quyết những vấn
. Những thách thức môi trường hiện nay trên Thế giới
Chương II. Các thành phần cơ bản của môi trường
1. Thạch quyển
2. Thuỷ quyển
3. Sinh quyển
4. Khí quyển
Chương III. Hệ sinh thái và sự vận dụng các nguyên lý sinh thái học
1. Những vấn đề chung về sinh thái học
2. Hệ sinh thái
3. Cấu trúc và chức năng hệ sinh thái
4. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái
5. Các nhân tố sinh thái
6. Một số quy luật cơ bản của sinh thái học.
7. Cân bằng sinh thái (CBST)
8. Chu trình sinh địa hoá (tuần hoàn vật chất)
9. Sự phát triển và tiến hoá của hệ sinh thái.
10. Đa dạng sinh học của hệ sinh thái.
11. Sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên.
Chương IV. các kiểu chính của hệ sinh thái.
1. Các hệ sinh thái trên cạn
2. Các HST ở nước.
Chương V. Tài nguyên thiên nhiên .
1. Các vấn đề chung .
2. Tài nguyên khoáng sản - một tài nguyên không tái tạo
3. Tài nguyên khí hậu
4. Tài nguyên sinh vật và rừng
5. Tài nguyên đất .
6. Tài nguyên nước
7. Tài nguyên năng lượng
Chương VI. Dân số và Môi trường
1. Mối quan hệ Dân số - Tài nguyên và Phát triển
2. Sự gia tăng dân số Thế giới và Dân số học
3. Lịch sử gia tăng dân số nhân loại
4. Cấu trúc dân số - Thành phần tuổi và tỷ lệ giới tính
5. Sự phân bố và sự di chuyển dân cư
6. Dân số Việt nam
7. Các chính sách và các chương trình dân số
8. Phát triển nhân văn và môi trường
Chương VII.Tác động của con người đối với môi trường
1. Lịch sử tác động của con người đến môi trường
2. Tác động của con người đến các thành phần môi trường
3. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
4. Đánh giá môi trường chiến lược.
Chương VIII. Ô nhiễm môi trường
1. Khái niệm và nguyên nhân
2. Ô nhiễm môi trường nước
3. Ô nhiễm không khí
4. Ô nhiễm đất
5. Ô nhiễm tiếng ồn
6. Chất thải rắn và chất thải độc hại
7. Tai biến môi trường (environmental hazards).
8. Xung đột Môi trường .
Chương IX. Vấn đề lương thực và nạn đói trên Thế giới
1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người.
2. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu
3. Sản xuất lương thực trên Thế giới và ở Việt Nam.
4. Các giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực
Chương X. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững (PTBV) .
. Chỉ tiêu lượng hóa PTBV
. Các mục tiêu của PTBV
Chương XI. Giáo dục Môi trường.
. Phương pháp tiếp cận trong GDMT.
. Các phương thức GDMT
. Luật và chính sách môi trường ở Việt Nam
Chương XII. Những thay đổi khí hậu toàn cầu và các chiến lược bảo vệ môi trường
. Lắng đọng Axit.
. Hiệu ứng nhà kính.
. Sự suy thoái ôzôn trong tầng bình lưu
Chương XIII. quản lý môi trường
. Nguyên tắc quản lý môi trường
. Nội dung công tác quản lý môi trường ở Việt Nam.
. Tổ chức công tác quản lý môi trường
. Phương pháp luận và Công cụ quản lý môi trường

Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế - Gs.Ts.Đỗ Hoàng Toàn, 441 Trang

http://www.thuvienso.info Quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay. Song, quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách là một môn khoa học lại rất trẻ so với các môn khoa học kinh tế khác, kể cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam. "Quản lý nhà nước về kinh tế" với tư cách là một môn khoa học được giảng dạy tại Trường đại học kinh tế quốc dân từ năm 1993. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế do Bộ môn khoa học quản lý, nay là khoa học quản lý trường đại học kinh tế quốc dân biên soạn, được xuất bản lần đầu vào năm 1995 và đã được tái bản nhiều lần.
Lời nói đầu
Chương 1. Tổng quán về quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 2. Quy luật và nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 4. Mục tiêu và các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 5. Thông tin và quyết định trong quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 6. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 7. Cán bộ quản lý quản lý nhà nước về kinh tế

Tài liệu tham khảo

Những Nghề Hái Ra Tiền (Chế biến thực phẩm) - Lê Trọng Khánh, 264 Trang

http://www.thuvienso.info A. Nhóm giải khát và các món ngọt
- Thạch dừa các loại
- Sữa đậu nành các loại
- Sữa chua và men Kêfir
- Kem cốc các loại đông tây
- Làm socola kẹo và bánh
- Làm kẹo sing gum các loại
- Làm con men, bánh men rượu
B. Nhóm đồ nguội đông tây
- Làm giò lụa, chả lụa
- Làm giò thủ
- Làm nem các loại
- Làm đậu hủ miếng, đậu váng sữa
- Làm bánh bao các nơi
- Làm lạp xưởng các loại
- Làm lạp chua cốc vị
- Làm Patê gan các loại
- Làm xúc xích các loại
- Làm Jambon các loại
- Làm bơ mặn, trích cất bơ sữa
- Làm phó mát, keo ủ pho mai sữa
C. Nhóm làm gia vị, phụ liệu và nước chấm
- Làm sốt cà chua, làm cà chua cô đặc các loại
- Làm sốt tương ớt các loại
- Làm nước sốt tương đậu nành
- Làm tàu vị yểu
- Làm nước mắm

Giáo trình Toán Ứng Dụng Trong Tin Học - Pgs.Ts.Bùi Minh Trí, 278 Trang

http://www.thuvienso.info Những nội dung chíng đề cập trong giáo trình này là: Tập hợp và quan hệ, suy luận toán học, quy nạp và đệ quy, tính toán ma trận, đại số logic, lý thuyết đồ thị và độ phức tạp tính toán. Ngoài ra những kiến thức và phương pháp toán học không thể thiếu được trong tin học ứng dụng: Tính toán và xác suất; Phương pháp tính. Để tránh trùng lặp và cồng kềnh, giáo trình không đi sâu vào việc xét những nội dung toán học đã được trình bày ở chương trình toán phổ thông như: hàm số, đạo hàm và tích phân của hàm số, giải phương trình cấp 1, cấp 2 và hệ phương trình đại số tuyến tính.
Giáo trình này nhằm phục vụ cho chương trình đào tạo hệ Trung cấp tin học với khối lượng vừa phải là 90 tiết. Vì vậy cần trình bày cặn kẽ, dễ hiểu các khái niệm, các phương pháp tính toán và các ví dụ áp dụng mà không đi sâu vào chứng minh lý thuyết phức tạp
Nội dung: gồm 6 chương dành cho 90 tiết
Chương 1: quan hệ - ánh xạ
Chương 2: Hàm số và Ma trận
Chương 3: Đại số Boole
Chương 4: Đồ thị và cây
Chương 5: Thuật toán và xác suất
Chương 6: Phương pháp tính

Quang Học Sóng - Jean Marie Brébec | Dịch: Nguyễn Quý Thao, 292 Trang

http://www.thuvienso.info Lời nói đầu
Mục Lục
1. Sóng ánh sáng
2. Đại cương về giao thoa trong quang học
3. Giao thoa do chia mặt sóng
4. Giao thoa do chia biên độ
5. Giao thoa hai sóng trong ánh sáng không đơn sắc
6. Nhiễu xạ của sóng ánh sáng
7. Giáo trình thực tập: Giao thoa kế MICHELSON
8. Giáo trình thực tập: Máy quang phổ cách tử
9. Giáo trình thực tập: Nghiên cứu sự phân cực của sóng ánh sáng
Phụ lục 1. Phép biến đổi Fourier
Phụ lục 2. Giao thoa kế Michelson, kiểu Mich-2 (SOPRA)

Sổ tay thuốc nam chữa bệnh tuyến cơ sở - Ts.Nguyễn Văn Thưởng, 179 Trang

http://www.thuvienso.info Thực hiện phương châm "Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ", Cục Quân Y tái bản cuốn "Sổ tay thuốc nam chữa bệnh tuyến cơ sở" với mong muốn phục vụ có hiệu quả hơn nữa trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho bộ đội và nhân dân.
Sau 7 năm phát hành, Sổ tay thuốc nam, châm cứu chữa bệnh tuyến cơ sở đã đáp ứng một phần yêu cầu học tập và sử dụng thuốc nam chữa bệnh cho cán bộ quân y, đặc biệt là những đơn vị đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, điều kiện trang bị vật chất còn nhiều khó khăn
Lời nói đầu
Mục Lục
Phần 1. Những cây thuốc nam thường dùng
Phần 2. Những cây thuốc có độc
Phần 3. Những cây thuốc giải độc
Phần 4. Điều trị các chứng bệnh thường gặp

Tài liệu tham khảo

Cuộc khởi nghĩa lật đổ triều Nguyên - Nguyễn Duy Chính, 24 Trang

http://www.thuvienso.info Kim Dung viết ba truyện dài liên tiếp bắt đầu từ Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, tiếp theo là Thần Điêu Hiệp Lữ và sau cùng là Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Xạ Điêu Anh Hùng Truyện có bối cảnh là cuối đời nhà Tống, Thần Điêu Hiệp Lữ là giai đoạn người Trung Hoa chống lại nạn Bắc xâm, chủ yếu là việc thủ thành Tương Dương và Ỷ Thiên Đồ Long Ký viết về cuối đời Nguyên trong thời kỳ những thế lực tôn giáo lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên. Cả ba bộ truyện đã kéo dài hơn một trăm năm từ đầu chí cuối triều đại của người Mông Cổ hình thành một đế quốc được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, bao trùm một khu vực địa dư từ Á sang Âu.
Bài viết này vẽ lại bức tranh lịch sử của thời kỳ đó, nhấn mạnh vào giai đoạn cuối đời Nguyên để nhằm làm sáng tỏ một số câu hỏi liên quan đến lịch sử ngõ hầu tạo một khoảng cách giữa thực tế và tiểu thuyết hầu cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về cuộc diện Trung Hoa vào cuối thế kỷ 14.
Một tác giả Hoa Kỳ bảo rằng người Trung Hoa (và cả người Việt Nam nữa chăng???) nhìn lịch sử của họ chẳng khác gì một người già cả nhìn lại thuở thanh xuân. Cái quá khứ xa xăm kia bao giờ cũng sống động, huy hoàng và mỗi lần kể lại, người ta lại tô điểm cho nó thêm rực rỡ, phóng đại và sẵn sàng bóp méo nhiều chi tiết. Chính vì thế việc phân tích và lựa chọn tài liệu là một việc khó khăn và rất khó nhìn vấn đề cho trung thực và khách quan. Tóm tắt một giai đoạn nhiễu nhương và nhiều biến cố trong mươi trang giấy một cách chính xác là điều gần như không thể làm được, nhất là mỗi sử gia lại nhìn dưới một góc cạnh khác nhau. Thành thử chúng tôi chỉ chọn lựa những chi tiết nào có thể đóng góp một cái nhìn lịch sử, bổ túc cho bản dịch bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký mà thôi chứ không có ý định viết thành một biên khảo về một giai đoạn phức tạp của Trung Hoa.
Một trong những vấn đề mà bất cứ ai đọc về tình trạng cuối đời Nguyên đều khó tìm ra manh mối vì chúng ta thấy có nhiều cuộc nổi dậy tại nhiều vùng, mỗi người cát cứ một phương. Họ có liên hệ với nhau không? Phải chăng cùng trong một tổ chức như Kim Dung miêu tả? Trong những người đó ai hơn ai, người nào chỉ huy người nào? Thực tế, đây đều là những nhóm độc lập, mặc dầu khi cần thiết họ vẫn liên minh với nhau để tồn tại. Có những nhóm dựa vào sức mạnh tôn giáo và thần quyền vận động quần chúng bằng lối tuyên truyền mê tín, có nhóm thì dựa vào lòng hoài vọng tiền triều nhân danh khôi phục nhà Tống, cũng có nhóm lại chỉ vì đói khó quá mà đi ăn cướp sau lớn dần thành một lực lượng quân sự. So sánh giai đoạn này với cuộc nội chiến ở Trung Hoa thời Dân Quốc đầu thế kỷ 20 sau khi nhà Thanh bị lật đổ, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng. Phải chăng lịch sử cũng chỉ là những lập lại trên những qui mô khác nhau nhưng bản chất cũng chỉ là một cuộc đuổi hươu tranh đỉnh? Nếu thoát hẳn ra khỏi những chi tiết sống động mà Kim Dung đã vẽ nên trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, chúng ta có thể rút tỉa được một số bài học về chính trị và quân sự, và có cái nhìn chính xác hơn về một triều đại ngã xuống và một triều đại mới vươn lên.

Thông tin Khoa học và Công nghệ Thủy sản 2000.09 - Nuôi tôm càng xanh

http://www.thuvienso.info - Thiệt hại về thủy sản do lũ lớn ở An Giang
- Khai thác thủy sản thế giới
- Giới thiệu sơ lược phương pháp câu vàng cố định tầng đáy
- Bình Thuận chuyển đổi nghề khai thác vi phạm NLTS
- Nuôi trồng thủy sản thế giới
- Nuôi cá chình ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc
- Nuôi trồng và chế biến sản phẩm bổ dưỡng từ tảo
- Xuất khẩu thủy sản thế giới năm 1998
- Thương mại sản phẩm thủy sản ở Đài Loan
- Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật
- Kết quả bước đầu nuôi cá chim trắng ở miền Bắc
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

An Toàn Vệ Sinh Lao Động Trong Sản Xuất Cơ Khí - Vũ Như Văn, 157 Trang

http://www.thuvienso.info Chương I: khái niệm cơ bản về sản xuất cơ khí
A. Khái niệm về quá trình sản xuất cơ khí
B. Các ph ơng pháp chế tạo phôi

. Phương pháp đúc
. Gia công kim loại bằng áp lực
. Hàn và cắt kim loại
. Xử lý nhiệt kim loại
C. Gia công cắt gọt kim loại
. Những khái niệm cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại
. Máy công cụ
Chương II: các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất cơ khí
A. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cơ khí
. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cơ khí
. Phân loại các nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất
. Các nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất cơ khí
. Các biện pháp kỹ thuật an toàn cơ bản
B. Các yếu tố có hại trong sản xuất cơ khí
. Một số vấn đề về vệ sinh lao động
. Các yếu tố có hại trong sản xuất cơ khí và biện pháp đề phòng
Chương III: an toàn - vệ sinh lao động trong chế tạo phôi
A. đặc điểm của gia công nóng
. Đặc điểm
. Các yếu tố nguy hiểm, có hại xuất hiện khi gia công nóng
B. các biện pháp an toàn chủ yếu trong gia công nóng
. An toàn trong sản xuất đúc
. An toàn khi làm việc trên các máy rèn, dập
. An toàn trong nhiệt luyện, hoá nhiệt luyện kim
. An toàn trong mạ, sơn
. An toàn khi hàn và cắt kim loại
Chương IV: an toàn - vệ sinh lao động trong gia công cắt gọt
A. đặc điểm các ph ơng pháp gia công cắt gọt
. Đặc điểm khi gia công
. Các yếu tố nguy hiểm th ờng xảy ra khi gia công cắt gọt
B. Các biện pháp an toàn chủ yếu trọng gia công cắt gọt
. Yêu cầu chung về an toàn của máy cắt gọt kim loại
. An toàn trong sử dụng các dụng cụ cầm tay
. An toàn khi gia công trên máy tiện
. An toàn khi gia công trên máy phay
. An toàn khi gia công máy bào, sọc, chute
. An toàn khi gia công trên máy mài
. An toàn khi gia công trên máy khoan
. An toàn trên máy cưa đĩa
. Gia công trên máy CNC