Ông Nguyễn Văn Nhuận dịch xong bản “Tuệ Gíác Của Phật,” gởi bản thảo cậy tôi nhuận sắc bản dịch của ông, và viết luôn bài tựa. Tôi ái ngại hết sức, lượng sức mình còn yếu, không dám lãnh cái sứ mạng nặng nề và khó khăn ấy. Nhưng rồi lại lãnh, cũng là một sự đánh bạo. Theo như lời dịch giả bảo với tôi rằng: ông cũng vẫn đánh bạo dịch quyển sách ấy ra, thì sự đánh bạo của tôi lãnh nhuận sắc bản thảo, không có gì phải e ngại nữa.
Vả, khi xưa, cách đây chừng bảy tám năm, tôi có đọc quyển “Sagesse du Bouddha” của Georges Grimm so sánh với tất cả các sách về Phật giáo, thì quyển này có nhiều đặc sắc hơn nhất, nó là một quyển nói thuần về triết lý cao siêu, mà lời văn rất sáng sủa, gọn gẽ. Tôi định ý dịch nó ra quốc văn, nhưng rồi, thời giờ không có, lại sự mắc mỏ về từ ngữ làm cho tôi không thể đạt được ý nguyện. Tưởng rằng cái sở nguyện ấy đành chịu để trôi theo dòng nước, nào dè hôm nay lại gặp được cơ hội thấy quyển sách ấy dịch xong, cái mừng ấy, làm cho tôi không thể làm ngơ, mà phải đánh bạo lãnh cái trách nhiệm nặng nề này, chẳng chi hơn là để khuyến khích dịch giả, làm một việc tôi cho là có ích cho những người ham mộ Phật giáo mà thiếu điều kiện để đọc cách sách Phật do người Âu Châu viết.
Về nội dung quyển sách, thì tôi không thể phê bình, tôi chỉ biết, trong các sách Âu Tây nói về Phật giáo, thì nó là một quyển nói ròng về mặt triết lý rạch ròi và cao sâu hơn hết. Mặc dầu, tám năm qua, tư tưởng của tôi về Phật giáo có biến đổi nhiều, hôm nay đọc lại nó, tôi vẫn còn hứng thú. Giờ tôi chỉ bàn về công phu phiên dịch của dịch giả. Thà trước tác một quyển sách hơn là phiên dịch ra một quyển sách. Ngạn ngữ Tây có nói, “Le traducteur est toujours un traitre” (Nhà dịch giả luôn luôn là một người phản phúc.). Phản phúc tư tưởng kẻ khác, bởi mình chỉ dịch theo sự hiểu biết của mình. Một lời nói ra, không thể bao giờ có đồng một nghĩa đối với hai người. Bởi thế, một bản dịch không thể nào đúng với nguyên ý của tác giả.
Dịch giả chỉ dịch theo chỗ hiểu biết của mình thôi. Mà sự hiểu biết ấy còn phải chịu sự thay đổi của thời gian. Biết đâu, 5, 10 năm nữa, dịch giả sẽ hiểu khác hơn. Lại nữa, trình độ của mỗi người đọc giả mỗi khác, cho nên có lẽ, đối với một phần đông đọc giả, bản dịch này sẽ còn nhiều khuyết điểm về ý nghĩa, hoặc về văn tự. Tiếng nói, thường để hình dung những điều ta có thể thấy được, tưởng tượng được chứ không thể dùng để miêu tả những điều có thể cảm được mà không thể nói ra được, đó là điều khó khăn nhất của dịch giả. Có nhiều tiếng phải tạm lấy nghĩa mà dịch, nhưng vẫn có định nghĩa rõ ràng, mai sau có tìm được chữ đúng hơn, dịch giả sẽ đính chính lại. Công việc này không thể một người riêng ra mà làm được hoàn toàn, cần phải có nhiều học giả nhiệt thành của Phật giáo góp sức vào cho nó được gọn gẽ hơn, đặc sắc hơn.- (Nguyễn Duy Cần)
Vả, khi xưa, cách đây chừng bảy tám năm, tôi có đọc quyển “Sagesse du Bouddha” của Georges Grimm so sánh với tất cả các sách về Phật giáo, thì quyển này có nhiều đặc sắc hơn nhất, nó là một quyển nói thuần về triết lý cao siêu, mà lời văn rất sáng sủa, gọn gẽ. Tôi định ý dịch nó ra quốc văn, nhưng rồi, thời giờ không có, lại sự mắc mỏ về từ ngữ làm cho tôi không thể đạt được ý nguyện. Tưởng rằng cái sở nguyện ấy đành chịu để trôi theo dòng nước, nào dè hôm nay lại gặp được cơ hội thấy quyển sách ấy dịch xong, cái mừng ấy, làm cho tôi không thể làm ngơ, mà phải đánh bạo lãnh cái trách nhiệm nặng nề này, chẳng chi hơn là để khuyến khích dịch giả, làm một việc tôi cho là có ích cho những người ham mộ Phật giáo mà thiếu điều kiện để đọc cách sách Phật do người Âu Châu viết.
Về nội dung quyển sách, thì tôi không thể phê bình, tôi chỉ biết, trong các sách Âu Tây nói về Phật giáo, thì nó là một quyển nói ròng về mặt triết lý rạch ròi và cao sâu hơn hết. Mặc dầu, tám năm qua, tư tưởng của tôi về Phật giáo có biến đổi nhiều, hôm nay đọc lại nó, tôi vẫn còn hứng thú. Giờ tôi chỉ bàn về công phu phiên dịch của dịch giả. Thà trước tác một quyển sách hơn là phiên dịch ra một quyển sách. Ngạn ngữ Tây có nói, “Le traducteur est toujours un traitre” (Nhà dịch giả luôn luôn là một người phản phúc.). Phản phúc tư tưởng kẻ khác, bởi mình chỉ dịch theo sự hiểu biết của mình. Một lời nói ra, không thể bao giờ có đồng một nghĩa đối với hai người. Bởi thế, một bản dịch không thể nào đúng với nguyên ý của tác giả.
Dịch giả chỉ dịch theo chỗ hiểu biết của mình thôi. Mà sự hiểu biết ấy còn phải chịu sự thay đổi của thời gian. Biết đâu, 5, 10 năm nữa, dịch giả sẽ hiểu khác hơn. Lại nữa, trình độ của mỗi người đọc giả mỗi khác, cho nên có lẽ, đối với một phần đông đọc giả, bản dịch này sẽ còn nhiều khuyết điểm về ý nghĩa, hoặc về văn tự. Tiếng nói, thường để hình dung những điều ta có thể thấy được, tưởng tượng được chứ không thể dùng để miêu tả những điều có thể cảm được mà không thể nói ra được, đó là điều khó khăn nhất của dịch giả. Có nhiều tiếng phải tạm lấy nghĩa mà dịch, nhưng vẫn có định nghĩa rõ ràng, mai sau có tìm được chữ đúng hơn, dịch giả sẽ đính chính lại. Công việc này không thể một người riêng ra mà làm được hoàn toàn, cần phải có nhiều học giả nhiệt thành của Phật giáo góp sức vào cho nó được gọn gẽ hơn, đặc sắc hơn.- (Nguyễn Duy Cần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét