Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

V.I.Lê-nin Toàn Tập 32 - Hội nghị VII toàn Nga, 764 Trang

http://www.thuvienso.info Tập ba mươi hai trong bộ V. I. Lê-nin Toàn tập gồm những tác phẩm viết từ tháng Năm đến tháng Bảy 1917, nghĩa là từ Hội nghị VII toàn Nga (Hội nghị tháng Tư) Đảng công nhân dân chủ - xã hội (b) Nga đến những sự biến tháng Bảy. Được vũ trang bằng những nghị quyết của Hội nghị tháng Tư, - đây là những nghị quyết mà Lê-nin viết dự thảo, - đảng bôn-sê-vích đi theo hướng chuẩn bị cho giai cấp công nhân và nông dân nghèo tiến lên đấu tranh cho giai đoạn thứ hai, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, cho việc xây dựng một đội quân chính trị của cách mạng.
Đặc điểm của tình hình chính trị ở trong nước lúc đó là quần chúng ngày càng được cách mạng hóa. Chính phủ lâm thời tư sản không thể và không muốn giải quyết một vấn đề nào trong số những vấn đề mà cách mạng đề ra, nó không thể mạng lại hòa bình, bánh mì cũng như ruộng đất cho nhân dân, không thể khắc phục nổi sự phá sản về kinh tế đang ngày càng trầm trọng thêm. Nét tiêu biểu của thời kỳ này là cuộc đấu tranh căng thẳng để tranh thủ quần chúng giữa một bên là những
người bôn-sê-vích và một bên là các đảng tư sản và tiểu tư sản. Vấn đề chính quyền là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh này. Lúc bấy giờ khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết!", một khẩu hiệu lê-nin-nít của đảng bôn-sê-vích, có nghĩa là nhằm hướng làm cho cách mạng dân chủ - tư sản dần dần chuyển biến một cách hòa bình thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và thiết lập chuyên chính vô sản. V. I. Lê-nin chỉ ra rằng:
"Hiện nay, nước Nga là nước đang đi sát tới giai đoạn đầu của cuộc cách mạng ấy hơn các nước khác. Chỉ có ở Nga là việc chuyển chính quyền về tay những cơ quan hiện đã có sẵn rồi, tức là các Xô-viết, có thể ngay trong một lúc tiến hành được một cách hòa bình, không có khởi nghĩa, vì bọn tư bản không thể chống lại nổi các Xô-viết đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân" (tập này, tr.384).
Nhiệm vụ của đảng bôn-sê-vích là hợp nhất toàn bộ phong trào dân chủ vì hòa bình, cuộc đấu tranh của nông dân đòi ruộng đất, phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức đòi độc lập dân tộc, thành một dòng thác cách mạng hùng hậu trong cuộc đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ nhiệm vụ đó, các tổ chức đảng đã triển khai công tác chính trị và tổ chức trong các Xô-viết đại biểu công nhân và binh sĩ, trong các Xô-viết đại biểu nông dân và các ủy ban binh sĩ, trong các ủy ban nhà máy - công xưởng và các công đoàn, v. v.. Trong tiến trình đấu tranh giai cấp, đảng bôn-sê-vích ra sức phấn đấu làm cho toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết để - bằng cách vạch ra cho quần chúng thấy rõ tính chất phản nhân dân của chính sách của bọn men-sê-vích và bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng - giành lấy đa số trong các Xô-viết và làm thay đổi chính sách của các Xô-viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét