Chương 5: Phân riêng hệ không đồng nhất
- Phân riêng hệ khí không đồng nhất
- Phân riêng hệ lỏng không đồng nhất
Chương 6: Khuấy trộn chất lỏng
- Những kết cấu chống tạo lõm
- Phương pháp chọn dạng cánh khuấy
- Công suất tiêu thụ
- Chọn số vòng quay
Chương 7: Đập - nghiền - sàng
- Phương thức đập - nghiền
- Các định luật của đập - nghiền
- Hiệu suất của máy đập nghiền
- Độ nghiền
- Máy đập nghiền
- Sàng - phân loại vật liệu.
Chương 8: Ví dụ và bài tập
Quá trình và thiết bị phản ứng được xây dựng trên cơ sở kiến thức của quá trình thuỷ lực, quá trình chuyển chất và truyền nhiệt. Nó được tập hợp kiến thức nhiệt động, động hoá học và trong một số trường hợp sử dụng cả những kiến thức điện hoá, quang hoá và sinh hoá. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những kiến thức cơ sở để giúp cho sinh viên nhận thức đầy đủ những quá trình cơ bản trong sản xuất công nghiệp thuộc ngành hoá chất, thực phẩm và các ngành có liên quan khác. Đồng thời là tài liệu tham khảo để tính toán và thiết kế thiết bị phản ứng. Trong các ngành công nghiệp nói chung và trong công nghiệp hoá chất và thực phẩm nói riêng, thường gặp hỗn hợp khí hay lỏng có lẫn các hạt rắn hay lỏng. Một hệ như vậy gọi là hệ không đồng nhất hay hệ di thể. Như vậy, phân riêng hệ không đồng nhất tức là tách các hạt rắn hay lỏng lơ lửng trong môi trường khí hay lỏng ra khỏi nó, để:
- Thu hồi các hạt (nếu chúng có giá trị kinh tế cao);
- Ngăn ngừa tạo thành các hợp chất có ảnh hưỏng xấu đến các quá trình tiếp theo hoặc để tránh những tác hại khác đến thiết bị;
- Làm sạch khí hay lỏng trước khi thải ra ngoài tránh gây độc hại môi trường.
Đặc trưng của hệ không đồng nhất là hệ tồn tại ít nhất hai pha. Một pha gọi là phân tán, gồm những hạt rắn hay lỏng phân tán trong môi trường khí hay lỏng khác; còn pha kia là pha liên tục (hay pha ngoài) bao quanh các hạt hoặc giọt lỏng phân tán, chính là môi trường để pha kia phân tán vào. Do có những đặc điểm khác nhau giữa hệ khí và lỏng không đồng nhất, kỹ thuật phân riêng được trình bày ở đây cũng được phân biệt thành hai phần riêng cho hệ khí và hệ lỏng. Hệ khí không đồng nhất là hệ mà các hạt bụi hoặc lỏng lơ lửng trong môi trường khí. Dựa vào sự hình thành mà hệ khí không đồng nhất được chia thành hệ cơ học và hệ ngưng tụ:
- Hệ cơ học được hình thành do quá trình nghiền nhỏ hạt rắn, hoặc các bụi chất lỏng, cũng như các quá trình khác tạo nên sự phân tán của các phần tử rắn hoặc lỏng trong khí. Người ta gọi chung các hạt phân tán này là bụi trong môi trường khí.
- Hệ ngưng tụ xuất hiện trong quá trình ngưng tụ của các khí hơi hoặc do phản ứng hoá học của hai khí tạo thành những phân tử khí hoặc hơi ở dạng rắng hoặc lỏng. Nếu ở dạng rắn cho ra hệ khói, còn ở dạng lỏng co ra hệ sương mù.
Trong công nghiệp hoá chất có rất nhiều nguyên nhân tạo ra hệ khí không đồng nhất. Bụi do đập nghiền vật liệu rắn, do sàng, do trộn hoặc các quá trình cơ học khác tạo ra. Khói và mù hình thành từ nhiều quá trình khác nhau, như ngưng tụ hơi, sấy... Thường khói do quá trình cháy. Các phần tử rằn hoặc lỏng lơ lửng trong môi trường khí, đặc biệt khi cháy không triệt để và ngưng tụ hơi nước. Sương mù xuất hiện chủ yếu do quá trình ngưng tụ tạo thành giọt mịn trong không khí.
- Phân riêng hệ khí không đồng nhất
- Phân riêng hệ lỏng không đồng nhất
Chương 6: Khuấy trộn chất lỏng
- Những kết cấu chống tạo lõm
- Phương pháp chọn dạng cánh khuấy
- Công suất tiêu thụ
- Chọn số vòng quay
Chương 7: Đập - nghiền - sàng
- Phương thức đập - nghiền
- Các định luật của đập - nghiền
- Hiệu suất của máy đập nghiền
- Độ nghiền
- Máy đập nghiền
- Sàng - phân loại vật liệu.
Chương 8: Ví dụ và bài tập
Quá trình và thiết bị phản ứng được xây dựng trên cơ sở kiến thức của quá trình thuỷ lực, quá trình chuyển chất và truyền nhiệt. Nó được tập hợp kiến thức nhiệt động, động hoá học và trong một số trường hợp sử dụng cả những kiến thức điện hoá, quang hoá và sinh hoá. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những kiến thức cơ sở để giúp cho sinh viên nhận thức đầy đủ những quá trình cơ bản trong sản xuất công nghiệp thuộc ngành hoá chất, thực phẩm và các ngành có liên quan khác. Đồng thời là tài liệu tham khảo để tính toán và thiết kế thiết bị phản ứng. Trong các ngành công nghiệp nói chung và trong công nghiệp hoá chất và thực phẩm nói riêng, thường gặp hỗn hợp khí hay lỏng có lẫn các hạt rắn hay lỏng. Một hệ như vậy gọi là hệ không đồng nhất hay hệ di thể. Như vậy, phân riêng hệ không đồng nhất tức là tách các hạt rắn hay lỏng lơ lửng trong môi trường khí hay lỏng ra khỏi nó, để:
- Thu hồi các hạt (nếu chúng có giá trị kinh tế cao);
- Ngăn ngừa tạo thành các hợp chất có ảnh hưỏng xấu đến các quá trình tiếp theo hoặc để tránh những tác hại khác đến thiết bị;
- Làm sạch khí hay lỏng trước khi thải ra ngoài tránh gây độc hại môi trường.
Đặc trưng của hệ không đồng nhất là hệ tồn tại ít nhất hai pha. Một pha gọi là phân tán, gồm những hạt rắn hay lỏng phân tán trong môi trường khí hay lỏng khác; còn pha kia là pha liên tục (hay pha ngoài) bao quanh các hạt hoặc giọt lỏng phân tán, chính là môi trường để pha kia phân tán vào. Do có những đặc điểm khác nhau giữa hệ khí và lỏng không đồng nhất, kỹ thuật phân riêng được trình bày ở đây cũng được phân biệt thành hai phần riêng cho hệ khí và hệ lỏng. Hệ khí không đồng nhất là hệ mà các hạt bụi hoặc lỏng lơ lửng trong môi trường khí. Dựa vào sự hình thành mà hệ khí không đồng nhất được chia thành hệ cơ học và hệ ngưng tụ:
- Hệ cơ học được hình thành do quá trình nghiền nhỏ hạt rắn, hoặc các bụi chất lỏng, cũng như các quá trình khác tạo nên sự phân tán của các phần tử rắn hoặc lỏng trong khí. Người ta gọi chung các hạt phân tán này là bụi trong môi trường khí.
- Hệ ngưng tụ xuất hiện trong quá trình ngưng tụ của các khí hơi hoặc do phản ứng hoá học của hai khí tạo thành những phân tử khí hoặc hơi ở dạng rắng hoặc lỏng. Nếu ở dạng rắn cho ra hệ khói, còn ở dạng lỏng co ra hệ sương mù.
Trong công nghiệp hoá chất có rất nhiều nguyên nhân tạo ra hệ khí không đồng nhất. Bụi do đập nghiền vật liệu rắn, do sàng, do trộn hoặc các quá trình cơ học khác tạo ra. Khói và mù hình thành từ nhiều quá trình khác nhau, như ngưng tụ hơi, sấy... Thường khói do quá trình cháy. Các phần tử rằn hoặc lỏng lơ lửng trong môi trường khí, đặc biệt khi cháy không triệt để và ngưng tụ hơi nước. Sương mù xuất hiện chủ yếu do quá trình ngưng tụ tạo thành giọt mịn trong không khí.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/sach-viet/co-khi-tu-dong/chitiet/xem/6684/cac-qua-trinh-thiet-bi-trong-cong-nghe-hoa-chat-va-thuc-pham-2-321-trang#ixzz1iU3jBa00
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét