Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Tâm Lý Học Lao Động - Pgs.Ts.Võ Hưng, Phạm Thị Bích Ngân, 159 Trang

http://www.thuvienso.info Tâm lí học lao động là một ngành hẹp của tâm lí học chuyên nghiên cứu diễn biến của các hiện tượng tâm lí trong quá trình hoạt động dưới tác động của điều kiện lao động. Lao động là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như ở nước ta, tính chất lao động biến đổi rất nhanh theo mức độ phát triển của khoa học công nghệ, ngành nghề phát triển rất phong phú và đa dạng.
Người lao động không những chịu đựng mức độ ô nhiễm nặng nề từ môi trường tự nhiên mà còn phải chịu nhiều áp lực không nhỏ của môi trường xã hội. Tuy nhiên, bản chất của con người Việt Nam là luôn luôn phấn đấu vượt qua mọi thử thách để làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, công bằng, dân chủ và văn minh. Tâm lí học lao động cần nghiên cứu những diễn biến tâm lí của người Việt Nam trong quá trình lao động xây dựng đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà trước hết và quan trọng hơn hết là về mặt tinh thần, tâm lí của người lao động. Muốn vậy điều cần làm trước tiên là bằng nhiều cách phổ biến rộng rãi những hiểu biết về tâm lí học nói chung và tâm lí học lao động nói riêng.
Giáo trình này biên soạn cho sinh viên Khoa Giáo dục học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM trước hết cũng nhằm mục tiêu đó. Vì đối tượng phục vụ chủ yếu của sinh viên Khoa Giáo dục học sau này là ngành giáo dục đào tạo cho nên giáo trình chỉ tập trung vào phần tâm lí học lao động chung mà không đi sâu vào tâm lí học kĩ thuật vốn là một chuyên đề mang nặng tính kĩ thuật và điều khiển học. Giáo trình có ba phần:
Phần I: Giới thiệu một số vấn đề khái quát về tâm lí học lao động;
Phần II: Phân tích những tính chất đặc trưng của hoạt động lao động, những yếu tố tác động tới con người lao động về mặt thể chất v tinh thần, tm lý cũng như những yêu cầu về việc chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động một cách hiệu quả. Đây là phần quan trọng nhất của giáo trình, chiếm hơn ½ thời lượng bi giảng;
Phần III: Giới thiệu sơ lược về tâm lí học kĩ thuật nhưng để người đọc không quá ngỡ ngàng về nội dung quá vắn tắt, chúng tôi biên soạn dưới tiêu đề là "Lao động trong điều kiện kĩ thuật mới", tức là mức ban đầu của trình độ khoa học công nghệ ở nước ta, chưa có nhiều những hệ thống hoàn toàn tự động hóa.
Vì quan niệm là giáo trình cho sinh viên với một thời lượng hạn chế là 45 tiết nên chúng tôi thấy chỉ cần nêu những vấn đề căn bản nhất mà sinh viên cần và có đủ thời gian để nghiên cứu tiếp thu bài học. Sau này nếu cần đi sâu, mở rộng, sinh viên có thể đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo (Xem trong danh mục tài liệu tham khảo), trên sách báo hoặc rất nhiều trên Internet. Giáo trình này có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các khoa Sư phạm, khoa Tâm lí, khoa Công tác xã hội cũng như các khoa khác về xã hội nhân văn.
Vì yêu cầu chủ yếu của một giáo trình là phải đảm bảo tính giáo khoa, tính khoa học, tính thiết thực và tính dân tộc, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong biên soạn. Tuy nhiên do khả năng có hạn, chắc không tránh khỏi sai sót, rất mong bạn đọc vui lòng đóng góp ý kiến để giáo trình này có thể hoàn thiện hơn nhằm phục vụ tốt hơn việc học tập tiếp thu của sinh viên. Xin chân thành cảm ơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét