Có thể xếp Đất rừng Phương Nam vào hàng những Rôbinxơn, Đảo giấu vàng, Dế mèn phiêu lưu ký… được không? Còn phải có thêm thời gian. Chỗ giống nhau: Đất rừng Phương Nam Cuộc truy tầm kho vũ khí. Sách đã tái bản nhiều lần, anh Xuân Diệu cho biết ở: Hungary đã dịch Cuộc truy tầm kho vũ khí và Đoàn thanh niên Cộng sản Hung tổ chức cuộc thi đọc và tìm hiểu sách. Cuộc truy tầm kho vũ khí là cuộc phiêu lưu của hai lực lượng đối địch, một nhóm 5 lính cụ Hồ và một tiểu đội lính Pháp – Việt đông hơn, có vũ khí hiện đại, có điện đài, có trực thăng và đại bác yểm trợ. Hai bên cùng truy tìm, quyết diệt nhau để chiếm lĩnh một kho vũ khí… Sách dày 160 trang, viết công phu, hấp dẫn với cảm hứng ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ. Tuy nhiên do cuộc chiến đấu trong rừng sâu của những người cầm súng nên dung lượng có phần hạn chế. Còn Đất rừng phương Nam, nhân vật có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông (Tiền và Hậu Giang) vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau.
Đất rừng Phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động hình dáng, ngôn ngữ. Một văn cách dễ đọc, dễ hiểu, hợp với đại chúng trẻ em. Mặc cho cả thế kỷ nay, văn chương thế giới không ngừng tìm tòi những cách viết mới: trộn lẫn không gian và thời gian, ý thức, tiềm thức và vô thức…, văn cách truyện kể với những biến tấu khác nhau vẫn không hề mất sức sống. Từ Nghìn lẻ một đêm, Tam Quốc, Thủy Hử ngày xưa đến Harry Potter ngày nay. Biến tấu của Đoàn Giỏi mang tính hiện đại. Đó là cách tiếp cận thời gian tâm lý, cách trộn lẫn các thi pháp sử thi, phản gián, khám phá. Nếu theo truyền thống thì truyện phải kể từ Mỹ Tho, quê An, hay ít ra cũng phải từ ngày tản cư, chạy giặc. Nhưng tác giả đã mở đầu bằng lần lưu lạc thứ ba, sau khi An lạc cha mẹ và đoàn thuyền quân lương. Một ngón chơi theo qui luật: Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn (Chế Lan Viên). Quê hương chỉ sống lại thiết tha trong hồi tưởng khi An lâm vào cảnh bơ vơ.
Mặc khác, tác giả muốn tạo lực hút ngay từ dòng đầu, với cảnh chợ đêm Chắc Băng, có nhiều sản vật kì lạ (ba ba, khỉ, rắn…) có đám mão võ Sơn Đông, với quán nhậu Tư Béo có khách ra vào như một sân khấu thời sự. Chính ở đây, An đã gặp những con người vừa tiêu biểu cho thời thế vừa gắn bó với đoạn đời lưu lạc của em: một bác Ba Ngù suốt ngày ở trần, áo vắt vai ngồi rìa quán rượu, vậy mà khi đứng trước tấm biểu ngữ: Tổ Quốc hay là Chết!... thì trịnh trọng mặc áo cài cúc tay mân mê vuốt thẳng đường ta; Một anh Huỳnh Tấn từng tháp tùng thủ lĩnh Trần Văn Giàu đi gặp tướng giặc và từng chứng kiến cảnh những người lính Bình Xuyên chặt ngón tay ngâm rượu đưa trình các tướng lĩnh bày tỏ quyết tâm kháng chiến. Cũng chính ở đây, An đã phát hiện “vợ chồng” Tư Mắm trong vai khách thương hồ là gián điệp, là quân do thám. Đây chính là ngón chơi nhiều thi pháp. Nó đã tạo cho mạch truyện một tiết tấu nhanh, mạnh, dồn dập với nhiều uẩn khúc, khiến bạn đọc khó lòng hờ hững. Dĩ nhiên trong văn chương tài năng cấu trúc không phải là tất cả. Nhưng tình tiết éo le, gay cấn chỉ như một gia vị cần thiết cho những phẩm chất chính: đó là vốn sống và ngôn từ của Đoàn Giỏi. cũng là tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, một thể loại mạnh của văn học thiếu nhi.
Đất rừng Phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động hình dáng, ngôn ngữ. Một văn cách dễ đọc, dễ hiểu, hợp với đại chúng trẻ em. Mặc cho cả thế kỷ nay, văn chương thế giới không ngừng tìm tòi những cách viết mới: trộn lẫn không gian và thời gian, ý thức, tiềm thức và vô thức…, văn cách truyện kể với những biến tấu khác nhau vẫn không hề mất sức sống. Từ Nghìn lẻ một đêm, Tam Quốc, Thủy Hử ngày xưa đến Harry Potter ngày nay. Biến tấu của Đoàn Giỏi mang tính hiện đại. Đó là cách tiếp cận thời gian tâm lý, cách trộn lẫn các thi pháp sử thi, phản gián, khám phá. Nếu theo truyền thống thì truyện phải kể từ Mỹ Tho, quê An, hay ít ra cũng phải từ ngày tản cư, chạy giặc. Nhưng tác giả đã mở đầu bằng lần lưu lạc thứ ba, sau khi An lạc cha mẹ và đoàn thuyền quân lương. Một ngón chơi theo qui luật: Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn (Chế Lan Viên). Quê hương chỉ sống lại thiết tha trong hồi tưởng khi An lâm vào cảnh bơ vơ.
Mặc khác, tác giả muốn tạo lực hút ngay từ dòng đầu, với cảnh chợ đêm Chắc Băng, có nhiều sản vật kì lạ (ba ba, khỉ, rắn…) có đám mão võ Sơn Đông, với quán nhậu Tư Béo có khách ra vào như một sân khấu thời sự. Chính ở đây, An đã gặp những con người vừa tiêu biểu cho thời thế vừa gắn bó với đoạn đời lưu lạc của em: một bác Ba Ngù suốt ngày ở trần, áo vắt vai ngồi rìa quán rượu, vậy mà khi đứng trước tấm biểu ngữ: Tổ Quốc hay là Chết!... thì trịnh trọng mặc áo cài cúc tay mân mê vuốt thẳng đường ta; Một anh Huỳnh Tấn từng tháp tùng thủ lĩnh Trần Văn Giàu đi gặp tướng giặc và từng chứng kiến cảnh những người lính Bình Xuyên chặt ngón tay ngâm rượu đưa trình các tướng lĩnh bày tỏ quyết tâm kháng chiến. Cũng chính ở đây, An đã phát hiện “vợ chồng” Tư Mắm trong vai khách thương hồ là gián điệp, là quân do thám. Đây chính là ngón chơi nhiều thi pháp. Nó đã tạo cho mạch truyện một tiết tấu nhanh, mạnh, dồn dập với nhiều uẩn khúc, khiến bạn đọc khó lòng hờ hững. Dĩ nhiên trong văn chương tài năng cấu trúc không phải là tất cả. Nhưng tình tiết éo le, gay cấn chỉ như một gia vị cần thiết cho những phẩm chất chính: đó là vốn sống và ngôn từ của Đoàn Giỏi. cũng là tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, một thể loại mạnh của văn học thiếu nhi.
Download File: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/5743/-audio-book-dat-rung-phuong-nam-doan-gioi-doc-minh-hoang-pdf-mp3-#ixzz1mexKF1oK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét