Tập bài giảng này là một công trình tập thể, kết quả của sự hợp tác của nhiều cán bộ giảng dạy về lâm nghiệp xã hội của 5 trường đại học và một Trung tâm khuyến nông khuyến lâm trong khuôn khổ 'Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội - giai đoạn 2' (Social Forestry Support Program - 2, viết tắt là SFSP-2). Đây là lần đầu tiên một tiến trình phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia (PCD) được thực hiện ở Việt Nam với sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và kinh phí của SFSP-2.
Xuất phát điểm của tập bài giảng là những kết luận của các đợt đánh giá nhu cầu đào tạo lâm nghiệp xã hội được các đối tác tiến hành tại các địa phương trong địa bàn phục vụ mỗi đối tác. Một trong những kết luận đã được nhất trí, đó là sự cần thiết phải cải tiến quá trình lập kế hoạch và quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội. Phản ảnh từ thực tế cho thấy các kỹ năng lập kế hoạch và quản lý các hoạt động của cán bộ kỹ thuật cấp địa phương (huyện và xã) thường rất yếu, và phương thức lập kế họach đôi khi không theo sát với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Trong khi đó các cộng đồng nông thôn ở vùng sâu vùng xa, đối tượng của các dự án lâm nghiệp xã hội lại chưa thực sự được tham gia trong lập kế hoạch phát triển chính thôn, xã của họ. Với nhận thức này những người tham gia biên sọan tập bài giảng này tin rằng cách tiếp cận lập kế hoạch và quản lý dự án có sự tham gia cần phải đáp ứng nhu cầu của cả hai phía: cán bộ quản lý ở các cơ quan cấp lập kế hoạch cũng như cán bộ hiện trường và các cộng đồng địa phương. Cán bộ quản lý ở các cơ quan lập kế họach cần hỗ trợ để cho cấp dưới của mình và các cộng đồng địa phương tự phân tích một cách sâu sắc các khó khăn trở ngại và đề xuất các giải pháp để quản lý tài nguyên, thay vì tin rằng chỉ có họ là có đủ hiểu biết để tự mình vạch ra các kế hoạch và chỉ tiêu cho cấp dưới thực hiện. Ngược lại, cán bộ hiện trường cần được trang bị những năng lực mới để thúc đẩy quá trình lập kế họach của các cộng đồng và thay mặt họ đưa ra các dự án khả thi và có sức thuyết phục cho các nhà lập định chính sách. Rõ ràng, cách làm mới mẻ này đòi hỏi nhiều nổ lực của hệ thống đào tạo. Chúng tôi tin rằng chính sự thiếu hiểu biết về một cơ chế lập kế hoạch phù hợp đã dẫn đến những khó khăn trong việc thúc đẩy các cộng đồng địa phương phát huy nội lực của họ để nâng cao đời sống đồng thời với việc xây dựng một hệ thống quản lý tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Các dự án lâm nghiệp xã hội chỉ thực sự bền vững khi những người bị ảnh hưởng bởi dự án nhìn nhận rằng dự án thực sự phản ánh và đáp ứng các vấn đề và mối quan tâm của họ. Chính vì thế mục đích chủ đạo của môn học này là nhằm trang bị cho sinh viên một cách tiếp cận được gọi là lập kế hoạch dự án có sự tham gia (Participatory project planning, PPP.). Với cách tiếp cận đó, tập bài giảng là này trình bày một số phương pháp có thể vận dụng một cách linh hoạt để xây dựng và quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội có sự tham gia ở cấp độ địa phương.
Xuất phát điểm của tập bài giảng là những kết luận của các đợt đánh giá nhu cầu đào tạo lâm nghiệp xã hội được các đối tác tiến hành tại các địa phương trong địa bàn phục vụ mỗi đối tác. Một trong những kết luận đã được nhất trí, đó là sự cần thiết phải cải tiến quá trình lập kế hoạch và quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội. Phản ảnh từ thực tế cho thấy các kỹ năng lập kế hoạch và quản lý các hoạt động của cán bộ kỹ thuật cấp địa phương (huyện và xã) thường rất yếu, và phương thức lập kế họach đôi khi không theo sát với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Trong khi đó các cộng đồng nông thôn ở vùng sâu vùng xa, đối tượng của các dự án lâm nghiệp xã hội lại chưa thực sự được tham gia trong lập kế hoạch phát triển chính thôn, xã của họ. Với nhận thức này những người tham gia biên sọan tập bài giảng này tin rằng cách tiếp cận lập kế hoạch và quản lý dự án có sự tham gia cần phải đáp ứng nhu cầu của cả hai phía: cán bộ quản lý ở các cơ quan cấp lập kế hoạch cũng như cán bộ hiện trường và các cộng đồng địa phương. Cán bộ quản lý ở các cơ quan lập kế họach cần hỗ trợ để cho cấp dưới của mình và các cộng đồng địa phương tự phân tích một cách sâu sắc các khó khăn trở ngại và đề xuất các giải pháp để quản lý tài nguyên, thay vì tin rằng chỉ có họ là có đủ hiểu biết để tự mình vạch ra các kế hoạch và chỉ tiêu cho cấp dưới thực hiện. Ngược lại, cán bộ hiện trường cần được trang bị những năng lực mới để thúc đẩy quá trình lập kế họach của các cộng đồng và thay mặt họ đưa ra các dự án khả thi và có sức thuyết phục cho các nhà lập định chính sách. Rõ ràng, cách làm mới mẻ này đòi hỏi nhiều nổ lực của hệ thống đào tạo. Chúng tôi tin rằng chính sự thiếu hiểu biết về một cơ chế lập kế hoạch phù hợp đã dẫn đến những khó khăn trong việc thúc đẩy các cộng đồng địa phương phát huy nội lực của họ để nâng cao đời sống đồng thời với việc xây dựng một hệ thống quản lý tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Các dự án lâm nghiệp xã hội chỉ thực sự bền vững khi những người bị ảnh hưởng bởi dự án nhìn nhận rằng dự án thực sự phản ánh và đáp ứng các vấn đề và mối quan tâm của họ. Chính vì thế mục đích chủ đạo của môn học này là nhằm trang bị cho sinh viên một cách tiếp cận được gọi là lập kế hoạch dự án có sự tham gia (Participatory project planning, PPP.). Với cách tiếp cận đó, tập bài giảng là này trình bày một số phương pháp có thể vận dụng một cách linh hoạt để xây dựng và quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội có sự tham gia ở cấp độ địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét