Trong những tháng năm diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc, là một cán bộ ở dưới trung đoàn, tôi ít được gặp anh Đặng Tính, nhưng nghe kể về anh thì lại rất nhiều. Là tư lệnh kiêm chính uỷ Quân chủng Phòng không-Không quân (Tháng 8 năm 1967, đồng chí Phùng Thế Tài lên làm Phó tổng Tham mưu trưởng,đồng chí Đặng Tính kiêm luôn Tư lệnh Quân chủng) anh thực sự là linh hồn của toàn quân chủng.
Mỗi lần có dịp lên thăm Bác Hồ trở về, anh đều kể lại cho cán bộ nghe về niềm vui của Bác mỗi khi nhận được tin các đơn vị phòng không hoặc các chiến sĩ lái máy bay của ta lập công bắn rơi máy bay giặc; về sự quan tâm của Bác theo dõi từng bước hành quân của trung đoàn tên lửa 238 vào giới tuyến tìm cách bắn rơi B52, hoặc về mối băn khoăn của Bác đối với sức khoẻ của chiến sĩ trên trận địa trong mùa nắng nóng, đối với mỗi nhịp cầu, mỗi góc phố bị bom Mỹ đánh sập, cả đến mỗi trường hợp đạn tên lửa của ta, do bị mất điều khiển, rơi trúng nhà dân…
Từng lời, từng lời, anh truyền đến cho mỗi cán bộ niềm kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ. Càng leo thang, giặc Mỹ càng điên cuồng, tàn bạo, cường độ ném bom càng dữ dội, quyết liệt. Là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân chủng, nhưng bất chấp đạn bom, anh Đặng Tính có mặt ở mợi nơi nóng bỏng nhất: Hà Nội, Hải Phòng, đường 5, đường 1 Nam, đường 1 Bắc. Rồi anh đi vào tuyến lửa Quân khu 4, vượt qua nhiều trọng điểm ác liệt để đến với các chiến sĩ phòng không giữa chiến trường.
Trên các trận địa pháo cao xạ bốn bề bom đạn, với chiếc mũ sắt trên đầu, anh đứng thẳng người theo dõi cuộc chiến đấu, quan sát máy bay quân thù đang lao xuống và luồng đạn của pháo ta bắn lên, để góp ý với cán bộ chỉ huy về thời cơ bắt đầu bắn. Trong đài điều khiển chật hẹp của tiểu đoàn tên lửa, nơi mà bất kể lúc nào cũng có nguy cơ bị những quả tên lửa không đối đất (Shrike) của địch phóng trúng, anh Đặng Tính không nề hiểm nguy, đứng sau lưng các trắc thủ, sĩ quan điều khiển, quan sát diễn biến trận đánh trên màn hiện sóng, để từ đó có cơ sở thống nhất những ý kiến về phương pháp đánh của bộ đội tên lửa trong điều kiện bị địch gây nhiễu nặng.
Đến với các đơn vị ra-đa được trang bị những bộ khí tài cũ kỹ từ thời chiến tranh thế giới lần thứ II, anh dặn dò các trắc thủ: “Máy cũ nhưng tinh thần chúng ta mới. Khí tài thô sơ, nhưng chúng ta có những bộ óc sáng tạo của trắc thủ ra-đa Việt Nam. Nhất định chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ". Bám sát cuộc sống chiến đấu của bộ đội Phòng không-Không quân, anh Đặng Tính lắng nghe từng hơi thở, từng tiếng lòng của chiến sĩ. Anh vui nỗi vui của chiến sĩ khi quật ngã được máy bay thù, anh đau nỗi đau của chiến sĩ khi xảy ra tổn thất, hy sinh. Có lúc cả hội trường quân chủng lặng đi khi nghe anh kể về những tấm gương chiến đấu kiên cường của các pháo thủ bảo vệ Thủ đô, hoặc nhộn nhịp hẳn lên khi nghe anh đọc những lời thơ hùng tráng của các pháo thủ bảo vệ đường 5. Anh đọc thơ chiến sĩ, anh đọc cả thơ anh. Hồn thơ anh hoà quyện cùng hồn thơ chiến sĩ.
Mỗi lần có dịp lên thăm Bác Hồ trở về, anh đều kể lại cho cán bộ nghe về niềm vui của Bác mỗi khi nhận được tin các đơn vị phòng không hoặc các chiến sĩ lái máy bay của ta lập công bắn rơi máy bay giặc; về sự quan tâm của Bác theo dõi từng bước hành quân của trung đoàn tên lửa 238 vào giới tuyến tìm cách bắn rơi B52, hoặc về mối băn khoăn của Bác đối với sức khoẻ của chiến sĩ trên trận địa trong mùa nắng nóng, đối với mỗi nhịp cầu, mỗi góc phố bị bom Mỹ đánh sập, cả đến mỗi trường hợp đạn tên lửa của ta, do bị mất điều khiển, rơi trúng nhà dân…
Từng lời, từng lời, anh truyền đến cho mỗi cán bộ niềm kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ. Càng leo thang, giặc Mỹ càng điên cuồng, tàn bạo, cường độ ném bom càng dữ dội, quyết liệt. Là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân chủng, nhưng bất chấp đạn bom, anh Đặng Tính có mặt ở mợi nơi nóng bỏng nhất: Hà Nội, Hải Phòng, đường 5, đường 1 Nam, đường 1 Bắc. Rồi anh đi vào tuyến lửa Quân khu 4, vượt qua nhiều trọng điểm ác liệt để đến với các chiến sĩ phòng không giữa chiến trường.
Trên các trận địa pháo cao xạ bốn bề bom đạn, với chiếc mũ sắt trên đầu, anh đứng thẳng người theo dõi cuộc chiến đấu, quan sát máy bay quân thù đang lao xuống và luồng đạn của pháo ta bắn lên, để góp ý với cán bộ chỉ huy về thời cơ bắt đầu bắn. Trong đài điều khiển chật hẹp của tiểu đoàn tên lửa, nơi mà bất kể lúc nào cũng có nguy cơ bị những quả tên lửa không đối đất (Shrike) của địch phóng trúng, anh Đặng Tính không nề hiểm nguy, đứng sau lưng các trắc thủ, sĩ quan điều khiển, quan sát diễn biến trận đánh trên màn hiện sóng, để từ đó có cơ sở thống nhất những ý kiến về phương pháp đánh của bộ đội tên lửa trong điều kiện bị địch gây nhiễu nặng.
Đến với các đơn vị ra-đa được trang bị những bộ khí tài cũ kỹ từ thời chiến tranh thế giới lần thứ II, anh dặn dò các trắc thủ: “Máy cũ nhưng tinh thần chúng ta mới. Khí tài thô sơ, nhưng chúng ta có những bộ óc sáng tạo của trắc thủ ra-đa Việt Nam. Nhất định chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ". Bám sát cuộc sống chiến đấu của bộ đội Phòng không-Không quân, anh Đặng Tính lắng nghe từng hơi thở, từng tiếng lòng của chiến sĩ. Anh vui nỗi vui của chiến sĩ khi quật ngã được máy bay thù, anh đau nỗi đau của chiến sĩ khi xảy ra tổn thất, hy sinh. Có lúc cả hội trường quân chủng lặng đi khi nghe anh kể về những tấm gương chiến đấu kiên cường của các pháo thủ bảo vệ Thủ đô, hoặc nhộn nhịp hẳn lên khi nghe anh đọc những lời thơ hùng tráng của các pháo thủ bảo vệ đường 5. Anh đọc thơ chiến sĩ, anh đọc cả thơ anh. Hồn thơ anh hoà quyện cùng hồn thơ chiến sĩ.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/700/ky-uc-duong-truong-son-nxb-tre-2005-luu-trong-lan-159-trang#ixzz1qHWIh7KX
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét