Trong tâm thức dân gian Việt Nam mỗi khi nhắc đến quê hương, không cá nhân nào lại không nhớ đến hình ảnh: Cổng làng – Người dân nhớ đến hình ảnh thân thương đó bởi một ý nghĩa thiêng liêng: Đó là quyền độc lập tự do của cộng đồng. Sau cánh cổng làng là một cộng đồng xã hội sống có họ hàng làng xóm, sinh hoạt có hương ước quy củ.
Thành phố Hà Nội của chúng ta vào thế kỷ XV đã có 2 huyện 36 phường sang đến thế kỷ XIX, số phường đã tăng lên thành phường nghề, phường buôn và phường Nông nghiệp – Những cư dân ở đây đều theo nếp “trâu ta ăn cỏ đồng ta” làng nào, phường nào cũng có cổng và rào lũy phân cách với nhau. Chỉ đến năm 1888, khi vua Đồng Khánh ký hòa ước, chuyển Hà Nội thành nhượng địa của người Pháp, công cuộc biến cải làng thành phố đã xảy ra ở cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận.
Rồi sau năm 1954, giải phóng thủ đô chúng ta bước đầu xây dựng công nghiệp nặng, cũng đã biến cải làng xã ở các quận huyện trong và ngoài thành phố Hà Nội, xóa bỏ nhiều làng xưa xóm cũ, sự biến cải đó là tất yếu của xã hội trong bước đường đi lên; Thái độ của người đương thời đối với di sản văn hóa của cha ông ra sao là một điều cần lưu ý.
Khi xưa, ông cha chúng ta xây dựng cổng làng đều gửi gắm lời nhắn với thế hệ sau qua kiểu dáng, nét chữ, ý tứ ở mội dòng câu đối. Tiếc rằng trong thời gian qua, chúng ta đã vội vàng “đô thị hóa” phá bỏ nhiều cổng làng (bởi nhiều lẽ) nhưng có biết đâu rằng chúng ta đã gây nên sự mát mát bơ vơ khi thiếu vắng một hình ảnh quen thân đã bao đời. Đến bây giờ đã có nhiều người dân nuối tiếc về “Cổng làng tôi xưa to đẹp lắm”. Họ cố níu giữ cái ranh giới làng qua chiếc cổng sắt làm vội hoặc xây lại theo một kiểu dáng “tân cổ giao duyên”.
Mỗi nơi mỗi vẻ những hình ảnh của nét văn hóa làng, đặc sắc tính dân tộc đã cho chúng ta một cái nhìn quý trọng đối với cổng làng. Hà Nội của chúng ta bước vào tuổi 1000 cũng là lúc nước ta vào WTO chúng ta không những khoe với bạn bè công trình xây dựng mới mà còn tự hào về những công trình ông cha để lại. Chúng ta thường tụ hào Hà Nội có các di tích lịch sử, có phố cổ, có làng nghề, nay có thể tự hào giới thiệu với bạn bè rằng Hà Nội có những cổng làng quý giá đang còn rải rác trong các thôn làng.
Danh sách mà tôi có được gồm cổng của 109 làng thuộc 12 quận, huyện nội ngoại thành Hà Nội (đây chưa phải là con số cuối cùng, còn rất nhiều cổng làng khác nữa sẽ được cập nhập trong chuyến đi) cụ thể là: Quận Hoàn Kiếm (2 cổng làng), quận Ba Đình (4 cổng làng), quận Cầu Giấy (9 cổng làng), huyện Đông Anh (22 cổng làng), quận Đống Đa (1 cổng làng), huyện Gia Lâm (9 cổng làng), quận Hoàng Mai (7 cổng làng), quận Long Biên (6 cổng làng), huyện Sóc Sơn (2 cổng làng), quận Tây Hồ (10 cổng làng), huyện Thanh Trì (17 cổng làng), quận Thanh Xuân (2 cổng làng), huyện Từ Liêm (18 cổng làng).
Thành phố Hà Nội của chúng ta vào thế kỷ XV đã có 2 huyện 36 phường sang đến thế kỷ XIX, số phường đã tăng lên thành phường nghề, phường buôn và phường Nông nghiệp – Những cư dân ở đây đều theo nếp “trâu ta ăn cỏ đồng ta” làng nào, phường nào cũng có cổng và rào lũy phân cách với nhau. Chỉ đến năm 1888, khi vua Đồng Khánh ký hòa ước, chuyển Hà Nội thành nhượng địa của người Pháp, công cuộc biến cải làng thành phố đã xảy ra ở cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận.
Rồi sau năm 1954, giải phóng thủ đô chúng ta bước đầu xây dựng công nghiệp nặng, cũng đã biến cải làng xã ở các quận huyện trong và ngoài thành phố Hà Nội, xóa bỏ nhiều làng xưa xóm cũ, sự biến cải đó là tất yếu của xã hội trong bước đường đi lên; Thái độ của người đương thời đối với di sản văn hóa của cha ông ra sao là một điều cần lưu ý.
Khi xưa, ông cha chúng ta xây dựng cổng làng đều gửi gắm lời nhắn với thế hệ sau qua kiểu dáng, nét chữ, ý tứ ở mội dòng câu đối. Tiếc rằng trong thời gian qua, chúng ta đã vội vàng “đô thị hóa” phá bỏ nhiều cổng làng (bởi nhiều lẽ) nhưng có biết đâu rằng chúng ta đã gây nên sự mát mát bơ vơ khi thiếu vắng một hình ảnh quen thân đã bao đời. Đến bây giờ đã có nhiều người dân nuối tiếc về “Cổng làng tôi xưa to đẹp lắm”. Họ cố níu giữ cái ranh giới làng qua chiếc cổng sắt làm vội hoặc xây lại theo một kiểu dáng “tân cổ giao duyên”.
Mỗi nơi mỗi vẻ những hình ảnh của nét văn hóa làng, đặc sắc tính dân tộc đã cho chúng ta một cái nhìn quý trọng đối với cổng làng. Hà Nội của chúng ta bước vào tuổi 1000 cũng là lúc nước ta vào WTO chúng ta không những khoe với bạn bè công trình xây dựng mới mà còn tự hào về những công trình ông cha để lại. Chúng ta thường tụ hào Hà Nội có các di tích lịch sử, có phố cổ, có làng nghề, nay có thể tự hào giới thiệu với bạn bè rằng Hà Nội có những cổng làng quý giá đang còn rải rác trong các thôn làng.
Danh sách mà tôi có được gồm cổng của 109 làng thuộc 12 quận, huyện nội ngoại thành Hà Nội (đây chưa phải là con số cuối cùng, còn rất nhiều cổng làng khác nữa sẽ được cập nhập trong chuyến đi) cụ thể là: Quận Hoàn Kiếm (2 cổng làng), quận Ba Đình (4 cổng làng), quận Cầu Giấy (9 cổng làng), huyện Đông Anh (22 cổng làng), quận Đống Đa (1 cổng làng), huyện Gia Lâm (9 cổng làng), quận Hoàng Mai (7 cổng làng), quận Long Biên (6 cổng làng), huyện Sóc Sơn (2 cổng làng), quận Tây Hồ (10 cổng làng), huyện Thanh Trì (17 cổng làng), quận Thanh Xuân (2 cổng làng), huyện Từ Liêm (18 cổng làng).
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/19514/cong-lang-ha-noi-xua-va-nay-vu-kiem-ninh-320-trang#ixzz1ujYdKXOW
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét