Quyển tiểu thuyết lịch sử Ngô Viết Trọng vinh danh người con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (trị vì: 1613-1635). Năm Canh Thân (1620) Công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Nhờ cuộc hôn phối nầy tình hữu nghị giữa hai nước được tốt đẹp, chúa Nguyễn nhờ vào đó có thể dồn sức lực đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, và đồng thời tạo được cơ hội mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Đầu thế kỷ thứ 11 Chiêm Thành gồm 5 tiểu vương quốc là: Indrapura (vùng Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), Amaravati (vùng Quảng Nam ngày nay), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay). Các vùng lãnh thổ nầy về sau đã trực thuộc nước Việt Nam.
Theo tác giả cho hay, thời gian ông đang ở tù tại Trại tù Z30C Hàm Tân Thuận Hải, trên một mảnh giấy báo rách đầu rách đuôi gói đồ thăm nuôi, ông tình cờ đọc được một đoạn mà ông đoán là hồi ký của Hoàng Thân Kampuchea, Norodom Sihanouk. Ông Sihanouk đã lên án gay gắt về âm mưu cướp nước của một người đàn bà Việt Nam tên là Ngọc Vạn. Theo đó Bà Ngọc Vạn là một người đã nham hiểm dùng sắc đẹp khuynh quốc khuynh thành của mình mê hoặc Vua Chân Lạp Chey Chetta II buộc nhà vua phải đi từ nhượng bộ nầy đến nhượng bộ khác đối với các chúa Nguyễn. Sách sử Việt Nam lại chỉ nhắc đến Công nữ Ngọc Vạn một cách khiêm tốn so với những gì bà đã làm cho Việt Nam. Theo Ngô Viết Trọng thì :”Trong thời kỳ gây dựng xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã từng mở rộng lãnh thổ nước ta về phương Nam, chiếm cả vùng Thủy Chân Lạp của Kampuchea. Đó là đồng bằng Nam bộ, tức là vựa lúa to lớn nhất của Việt Nam bây giờ”. Sách đề cao Công Nữ Ngọc Vạn và nêu rõ công trạng của Bà thời gian trên 50 năm ở ngôi vị mẫu nghi Bà đã giúp vua Chiêm có được sự trợ lực của các Chúa Nguyễn trong việc chống giặc giã, và giúp các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi: ”Với lời xin của Bà, Vua Chey cho người Việt di cư sang khai hoang sinh sống ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai) để rồi từ đó dân Việt tỏa rộng ra trên khắp miền Thủy Chân Lạp. Vua thuận theo lời xin của Bà cho di dân nước Việt được võ trang để tự vệ trên vùng đất Thủy Chân Lạp. Bà cũng đã xin phép vua Chey cho thành lập một sở thuế thương mại đầu tiên ở Prey Kor (Sài Gòn Chợ Lớn) làm đầu cầu vững chắc cho chương trình di dân của người Việt vào đất Chân Lạp. Chính Công Nữ Ngọc Vạn là người đàn bà đóng góp đầu công trong cuộc Nam tiến vĩ đại của các chúa Nguyễn. Các sử gia triều Nguyễn lại làm ngơ không nhắc đến, hoặc có nhắc đến thì cũng nhắc một cách chiếu lệ” những việc làm của bà như thế đã là động cơ cho Ngô Viết Trọng khảo cứu sưu tầm tài liệu lịch sử viết nên quyển tiểu thuyết lịch sử ”Công Nữ Ngọc Vạn”.
Công Nữ Ngọc Vạn không ngồi voi cầm kiếm xông pha ngoài chiến trường như Hai Bà Trưng Bà Triệu, nhưng công của bà rất lớn về việc mở rộng bờ cõi. Sự vinh danh một nhân vật lịch sử như Công Nữ Ngọc Vạn là việc làm Ngô Viết Trọng đã thực hiện tốt đẹp trong tác phẩm ”Công Nữ Ngọc Vạn” của mình. Sách ”Công Nữ Ngọc Vạn” được viết bằng những dữ kiện lịch sử chính xác trong lối viết tiểu thuyết mục đích giúp người muốn rõ lịch sử có hứng thú đọc sách sử.
Theo tác giả cho hay, thời gian ông đang ở tù tại Trại tù Z30C Hàm Tân Thuận Hải, trên một mảnh giấy báo rách đầu rách đuôi gói đồ thăm nuôi, ông tình cờ đọc được một đoạn mà ông đoán là hồi ký của Hoàng Thân Kampuchea, Norodom Sihanouk. Ông Sihanouk đã lên án gay gắt về âm mưu cướp nước của một người đàn bà Việt Nam tên là Ngọc Vạn. Theo đó Bà Ngọc Vạn là một người đã nham hiểm dùng sắc đẹp khuynh quốc khuynh thành của mình mê hoặc Vua Chân Lạp Chey Chetta II buộc nhà vua phải đi từ nhượng bộ nầy đến nhượng bộ khác đối với các chúa Nguyễn. Sách sử Việt Nam lại chỉ nhắc đến Công nữ Ngọc Vạn một cách khiêm tốn so với những gì bà đã làm cho Việt Nam. Theo Ngô Viết Trọng thì :”Trong thời kỳ gây dựng xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã từng mở rộng lãnh thổ nước ta về phương Nam, chiếm cả vùng Thủy Chân Lạp của Kampuchea. Đó là đồng bằng Nam bộ, tức là vựa lúa to lớn nhất của Việt Nam bây giờ”. Sách đề cao Công Nữ Ngọc Vạn và nêu rõ công trạng của Bà thời gian trên 50 năm ở ngôi vị mẫu nghi Bà đã giúp vua Chiêm có được sự trợ lực của các Chúa Nguyễn trong việc chống giặc giã, và giúp các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi: ”Với lời xin của Bà, Vua Chey cho người Việt di cư sang khai hoang sinh sống ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai) để rồi từ đó dân Việt tỏa rộng ra trên khắp miền Thủy Chân Lạp. Vua thuận theo lời xin của Bà cho di dân nước Việt được võ trang để tự vệ trên vùng đất Thủy Chân Lạp. Bà cũng đã xin phép vua Chey cho thành lập một sở thuế thương mại đầu tiên ở Prey Kor (Sài Gòn Chợ Lớn) làm đầu cầu vững chắc cho chương trình di dân của người Việt vào đất Chân Lạp. Chính Công Nữ Ngọc Vạn là người đàn bà đóng góp đầu công trong cuộc Nam tiến vĩ đại của các chúa Nguyễn. Các sử gia triều Nguyễn lại làm ngơ không nhắc đến, hoặc có nhắc đến thì cũng nhắc một cách chiếu lệ” những việc làm của bà như thế đã là động cơ cho Ngô Viết Trọng khảo cứu sưu tầm tài liệu lịch sử viết nên quyển tiểu thuyết lịch sử ”Công Nữ Ngọc Vạn”.
Công Nữ Ngọc Vạn không ngồi voi cầm kiếm xông pha ngoài chiến trường như Hai Bà Trưng Bà Triệu, nhưng công của bà rất lớn về việc mở rộng bờ cõi. Sự vinh danh một nhân vật lịch sử như Công Nữ Ngọc Vạn là việc làm Ngô Viết Trọng đã thực hiện tốt đẹp trong tác phẩm ”Công Nữ Ngọc Vạn” của mình. Sách ”Công Nữ Ngọc Vạn” được viết bằng những dữ kiện lịch sử chính xác trong lối viết tiểu thuyết mục đích giúp người muốn rõ lịch sử có hứng thú đọc sách sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét